Bạn có biết từ điển ra đời khi nào không? Trong tiếng La Tinh có từ “diccionarius” có nghĩa là “sưu tập các từ”. Một thầy giáo người Anh tên là Jonh Garland đã tuyển tập một số từ tiếng La Tinh vào “diccionarius” để bắt buộc các học sinh của mình phải học thuộc. Đó là vào khoảng năm 1225. Tên gọi của cuốn từ điển giải nghĩa tiếng Anh cũng bắt nguồn từ “diccionarius” của tiếng La Tinh. Hơn 300 năm trước trên trái đất chưa hề có bất kỳ một cuốn từ điển tiếng Anh nào. Phần lớn các từ điển ở nước Anh được viết ra nhằm giúp đỡ mọi người học tiếng La Tinh. Những quyển từ điển như vậy thông thường có những cái tên rất giàu hình ảnh như “khu vườn từ ngữ”. Phải đến năm 1552 thì cuốn từ điển tiếng Anh đầu tiên mới thực sự ra đời. Tác giả của nó là ông Richard Haloet. Cuốn từ điển này có các tên La tinh rất dài “Absedarium Anglico – Latinium pro Tirunculus”. Sự khác biệt của nó so với những cuốn từ điển khác là ở đây người ta giải nghĩa các từ bằng tiếng Anh rồi sau đó mới dịch sang tiếng La Tinh. “Absedarium” được coi là quyển từ điển giải nghĩa đầu tiên của tiếng Anh. Nó gồm 26.000 từ. Lúc bấy giờ ai ai cũng biết đến cuốn từ điển này tuy giá của nó rất đắt. Để đông đảo nhân dân có thể sử dụng được người ta đã soạn một cuốn từ điển mới ít từ hơn, dễ hiểu hơn và in với số lượng lớn, giá thành hạ. Vào thời bấy giờ các tác giả không chủ trương đưa hết tất cả các từ có trong tiếng Anh vào từ điển mà họ chỉ giải thích nghĩa của những từ khó nhất . Quyển từ điển giải nghĩa tiếng Anh đầu tiên(có tên tiếng Anh chứ không phải tên La Tinh) được ra đời vào năm 1623 của tác giả Henry Cokerem.
Bắt đầu từ năm 1807 ở Mỹ ông N.Webster đã bắt đầu biên soạn một bộ từ điển đồ sộ gồm 12.000 nghìn từ và 40.000 chú thích và cho tới năm 1828 mới hoàn thành và xuất bản.Trước Webster chưa có ai làm nổi công việc vĩ đại ấy. Ngoài việc biên soạn ông còn làm thêm một việc nữa là đơn giản hoá chính tả của một số từ khó. Chính vì vậy mà sau này ta thấy tiếng Anh và tiếng Mỹ (English và American English) có những điểm khác nhau.