Tảo Sargasso bí hiểm

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Tảo Sargasso hay còn gọi là tảo đuôi ngựa là loại rong biển. Thông thường tảo có rễ, mọc trong kê đá dưới đáy biển. Nhưng tảo đuôi ngựa ở Đại Tây dương lại khác, không có rễ, toàn cơ thể giống như bọt biển mềm xốp, trôi nổi trong biển. Ở phía Đông Tam giác Bermuda nằm ở 20-40 độ vĩ Bắc, 35-75 độ Kinh Tây có một vùng biển hình ellip rộng khoảng 4,5 triệu km2, mọc đầy tảo đuôi ngựa. Vì vậy được gọi là biển Tảo đuôi ngựa – Sargasso.

Từ xưa đến nay đã có rất nhiều thuyền mạo hiểm đi vào vùng biển Sargasso, bị tảo Sargasso quấn lấy không đi được, thủy thủ hết lương thực và nước ngọt đành chịu chết. Do đó, biển Sargasso được gọi là “nghĩa địa trên biển” và “biển quỷ”.

Biển Sargasso có điều kiện khí hậu đặc biệt, quanh năm không có gió, hải lưu rất yếu. Nước biển ổn định, tĩnh lặng, thậm chí các lớp nước hầu như không trộn lẫn nhau. Như vậy thức ăn ở lớp nước không đổi mới, phù du sinh vật ít hơn các vùng biển khác đến 2/3. Vì vậy, động vật biển và cá lớn hầu như vắng mặt hẳn, tôm, cá, sò, hến,… cũng có màu sắc và hình dạng kỳ dị. Ngược lại, tảo Sargasso lại phát triển vô cùng mạnh khiến cho vùng biển này biến thành một thảo nguyên rộng lớn trên biển.

Điều kỳ lạ là tảo Sargasso ở đây lúc ẩn lúc hiện. Có nhiều đoàn khảo sát đến đây không sao tìm thấy bóng dáng của tảo Sargasso đau. Sau một thời gian bỗng nhiên lại thấy đâu đâu cũng có. Vì sao cả một vùng biển rộng gấp lớn, không có gió, không có đối lưu giữa các tầng nước, đột nhiên tảo Sargasso biến mất, đột nhiên xuất hiện? Cho đến nay các nhà khoa học chưa ai giải thích được câu hỏi này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ