Trong một hang động gần như không có dấu chân người ở miền Bắc Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những tác phẩm điêu khắc và hội họa của thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 26000 – 10000 năm. Họ còn khai quật được dưới lòng đất của khu vực này những bộ hài cốt dã thú giống hệt như trong bức bích họa. Theo khảo chứng của các nhà sinh vật học, những loài động vật này đại đa số là các loài cầm thú quý hiếm, kỳ lạ ở thời đại xa xưa, có loài ở Châu u đã tuyệt chủng.
Những bức bích họa được vẽ trên đỉnh và bốn vách động này rất giống với các bức bích họa ở giáo đường. Vì vậy, nơi đây còn được coi là “Giáo đường Sistin của nghệ thuật tiền sử”. Một số tác phẩm không chỉ miêu tả chân thực mà còn ẩn chứa sự nhạy cảm và tâm hồn của những nghệ thuật gia có trình độ uyên thâm. Một hang động ở Altamila có đỉnh dài 20m, rộng 10m và vẽ 16 con vật sống động như thật, có con đang lấy móng vuốt cào xuống mặt đất, có con đang gầm thét giận dữ, có con đang nằm, có con bị giáo dài đâm trọng thương. Tất cả đều biểu thị tâm trạng đau khổ của sự chết chóc. Xung quanh những con vật đang gầm thét, các họa sĩ thời ấy còn vẽ một con ngựa, một đàn lợn đực hoang dã, một con sói và một con hươu cái. Ở đây vẽ rất nhiều loài động vật mà ngày nay có một số loài còn tồn tại và rất quen thuộc như ngựa, trâu rừng, lợn rừng, hươu sao… nhưng có một số loài chúng ta chưa bao giờ gặp. Kỹ thuật hội họa của các họa sĩ về cơ bản rất tinh xảo, cho đến nay trình độ hội họa ấy vẫn đạt ở trình độ nghệ thuật khá cao. Điều khiến người ta không thể lý giải được là quần áo, trang sức của nhân vật được vẽ trong bức bích họa rất giống với người hiện đại.
Năm 1912, trên ngọn Núi Brandepierg ở Namibia – miền Tây Nam Châu Phi, trong một bức bích họa miêu tả động vật nguyên thủy có người đã phát hiện ra bức họa đá nguyên thủy miêu tả một quý bà da trắng. Quý bà này mặc áo sơ mi ngắn tay và quần đi ngựa bó sát mông; đeo găng tay và đi giày vải, buộc dây nịt tất. Đứng bên cạnh quý bà là một người đeo mặt nạ và mũ sắt rất phức tạp. Nhân vật mặc áo sơ mi hoa cà trong bức họa tiền sử Lusajac được các nhà khảo cổ xác định là sản phẩm chính hiệu của Pháp. Còn nhân vật trong bức họa đá ở vùng Arnhem (Australia) thậm chí còn mặc đồ vũ trụ có khóa kéo, đầu đội mũ sắt có các tua giống như dây ăng ten và lỗ nhỏ để quan sát. Bức họa đá trong thủ phủ Phang Nga ở miền Nam Thái Lan còn miêu tả một người máy đầu đội mũ sắt, mặc quần áo, mình mang thiết bị lọc khí thở, bụng mang đèn pin, phải chăng đó là chỉ thị linh thiêng mà người đầu tiên của nhân loại lệnh cho con người thực hiện chế tạo những bộ y phục như vậy? Hay có một lực lượng thần kỳ nào giúp tổ tiên chúng ta vượt qua cả không gian và thời gian? Chẳng lẽ ở thời kỳ hoang dại, con người còn ăn lông ở lỗ mà đã giàu trí tưởng tượng có thể chế tạo ra trang phục cho hậu thế cách hàng nghìn hàng, vạn năm như vậy sao?
Năm 1998, một học giả đã căn cứ vào những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và nhân chủng học các định, đến nay nhân loại đã hình thành hơn 4 triệu năm, còn Trái đất được hình thành từ 4,5 tỷ năm trước đó. Cách đây khoảng 2 tỷ năm, trên Trái đất đã xuất hiện một loài sinh vật có nền văn minh cực kỳ phát triển. Do Trái đất xảy ra đại họa và sự biến chuyển của tự nhiên qua hàng trăm triệu năm đã biến nền văn minh thành di tích. cũng có người suy luận: Trái đất hình thành từ 500 triệu, 350 triệu, 230 triệu, 100 triệu và cuối cùng là 65 triệu năm trước, trải qua một thảm họa mang tính hủy diệt khiến nền văn minh thời kỳ đó đã bị hủy diệt hoàn toàn. Trong mỗi nền văn minh đều xuất hiện sự ngắt quãng. Nền văn minh ngày nay ngắt quãng với nền văn minh trước đó khoảng từ 12000 đến năm 10000 trước Công nguyên. Nếu như trên Trái đất từng tồn tại mấy cấp độ văn minh như vậy thì kỹ thuật và phương pháp khảo cổ hiện nay vẫn chưa thể xác định được. Do vậy, khó có thể chấm dứt cuộc luận chiến kéo dài giữa các nhà nghiên cứu.
Tầng tầng lớp lớp các di tích tiền sử khiến chúng ta không tài nào lý giải được hướng phát triển dần từ cấp độ thấp đến cấp độ cao của nền văn minh nhân loại. Quan điểm truyền thống về sự tiến hóa và phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại cũng chính là một sự thách thức dành cho các nhà khoa học. Chúng ta hy vọng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp và kỹ thuật của ngành khảo cổ cũng sẽ phát triển mang tính đột phá để giới khảo cổ có thể khám phá và làm sáng tỏ những bí ẩn cần giải đáp.