Bí ẩn về nguồn gốc rừng rậm Sahara

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Sa mạc Sahara của châu Phi là sa mạc lớn nhất thế giới, ở đó dường như không có thảm thực vật, không có nước mà chỉ nhìn thấy một màu vàng của cát.

Mấy chục năm trước, người ta luôn cho rằng, thời kỳ cổ đại xa xưa ở đây là vùng biển cả mênh mông. Trái đất sau mấy triệu năm tiến hóa, biển cả biến mất, nơi đây biến thành vùng sa mạc ngày nay. Nhưng gần đây, Trung tâm nghiên cứu Địa lý và Chủng tộc của Liên hợp quốc đã dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất khoan thăm dò tầng sâu của sa mạc Sahara. Qua phân tích tỷ mỷ của máy tính, họ đã đưa ra kết luận: Sahara trong thời đại cổ đại xa xưa là khu rừng nhiệt đới, phủ định hoàn toàn thuyết về biển cả. Kết luận này có tính đột phá, tạo cảm hứng cho các nhà khoa học và đã thu hút ngày càng nhiều nhà khoa học đến Sahara khảo sát.

Một nhóm khảo sát người Italia, năm 1982 đã đến khảo sát vùng lòng chảo Vakibiedug ở giữa sa mạc Sahara. Họ đã nhìn thấy những hình tượng rất rõ về các loài động vật như hươu cao cổ, voi, tê giác, hà mã, cá sấu được vẽ trên tấm vải thô hóa thạch được tìm thấy dưới đáy một con sông đã cạn từ lâu. Tại đây, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được các di chỉ của loài người ở thời đại đồ đá cũ, các bức họa về con người, động vật còn nguyên vẹn. Những gì các nhà khảo cổ tìm được cho thấy: Đã từng có nền văn hóa cổ xuất hiện tại Sahara hoặc ít ra có một nền văn hóa đã ảnh hưởng đến tận vùng đất này.

Các nhà khảo cổ Đức đã dùng máy tính tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ các bức họa. Kết quả nghiên cứu khiến người ta ngạc nhiên: Trong bức họa do máy tính vẽ lại có hai loại người: một da trắng, một da đen. Người da trắng sử dụng rìu, búa, các con vật họ nuôi là dê, cừu. Còn người da đen sử dụng cung tên, các con vật họ nuôi đa số là súc vật.

Điều gì khiến loài người từ bỏ quê hương mình? Và cá gì đã hủy diệt nền văn minh thực vật xanh? Trong quá trình tiến hóa của Trái đất đã từng xảy ra biết bao sự kiện mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Sahara cũng không phải là ngoại lệ. Vậy điều bí ẩn đó là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ