Alexander Đại đế (356 – 323 trước Công Nguyên) là con trai của Quốc vương Macedonia Philip II. Ngay sau khi lên ngôi (năm 336 trước Công Nguyên), ông ta bắt đầu xâm lược sang phía Đông. Chỉ trong hơn 10 năm, từ Đông sang Tây, Alexander đã lập nên một đế quốc Alexander có bản đồ rộng lớn, phía Đông tới sông Hằng, phía Tây tới Sông Sanniro và bán đảo Balkan.
Alexander từng là một vị anh hùng hiển hách, và cũng là một nhân vật thần bí. Những truyền thuyết kể về ông ta nhiều vô kể. Nhưng thật đáng tiếc, những ghi chép lịch sử về cuộc đời ông lại không còn. Sau này cũng có một số sách sao chép nhưng lại có nhiều ý kiến khác nhau, vô cùng mâu thuẫn và mang nặng màu sắc truyền kỳ, màu sắc cá nhân. Vì vậy, dù đã qua hơn 2300 năm, sau khi ông ta chết, nhưng sự nghiệp chiến công của vị thống soái vĩ đại cổ xưa này vẫn làm cho người ta cực kỳ quan tâm. Đã có ý kiến yêu cầu phải tìm ra lăng mộ của Alexander, từ những cổ vật khai quật được sẽ xác định một số chứng cứ lịch sử có giá trị, để mà đánh giá sự nghiệp của vị anh hùng ngạo mạn một thời.
Một ngày của năm 1964, tờ báo của Thành phố Alexander Ai Cập đưa một tin hết sức giật gân: “Lăng một Alexander – quốc vương Macedonia đã được tìm thấy! Một thành tựu vĩ đại của các nhà khảo cổ học Ba Lan” Tin này nhanh chóng truyền đi khắp Thế Giới. Thời báo NewYork của Mỹ lập tức đăng tin và gửi cho đội khảo cổ Ba Lan một bức điện, hy vọng họ viết một bài về phát hiện vĩ đại này, hứa sẽ trả nhuận bút rất cao. Nhà báo từ các nước cũng tới Ai Cập. Đồng thời, một lượng lớn độc giả đổ dồn tới thành phố làm cho cảnh sát Ai Cập luôn ở trong trạng thái báo động khẩn cấp.
Thật đáng tiếc, tin này lại là giả. Phát hiện ấy không phải là lăng mộ của Alexander mà là di chỉ của một tu viện thời Roma cổ. Vậy lăng một của nhân vật nổi tiếng trong lịch sử này nằm ở đâu? Ông ta chết như thế nào? Về bí mật này có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Nguyên nhân về cái chết của Alexander có hai truyền thuyết. Truyền thuyết nói rằng, khi ông ta viễn chinh Ấn Độ, ở một nơi cách không xa Babylon, một số thầy mo tinh thông thiên văn và xem bói đã yết kiến, khuyên ông ta không lên tới Babylon, sợ rằng lành ít dữ nhiều. Tuy nhiên ông ta vẫn không dừng bước, nhưng từ đó về sau tâm tính biến đổi thành trầm uất phiền muộn không thôi.
Một lần, Alexander điều khiển chiến hạm dạo trên mặt hồ, bỗng nhiên ngọn gió thổi tới, làm bay chiếc mũ của ông ta vào đám lau sậy, mà lại rơi chính vào mộ của Quốc vương Azo. Tất cả tùy tùng và ngay bản thân Alexander đều cho rằng đây là một điềm dữ. Người thủy thủ được phái đi lấy chiếc mũ, lúc bơi về, lại dám to gan đội mũ lên đầu. Alexander tức giận lập tức sai đem chém ngay thủy thủ nọ.
Chẳng bao lâu Alexander lâm bệnh nặng, 13 ngày sau, một buổi tối tháng Sáu năm 323 trước Công Nguyên Đức Vua từ trần. Alexander làm Vua được 12 năm, 8 tháng, khi chết mới 32 tuổi.
Những câu chuyện vụn vặt như thế, có lẽ chỉ là một sự trùng hợp. Kỳ thực cái chết của Alexander rất có khả năng là do hành quân gian khổ, thêm nữa nhiều lần trải qua chiến trận, trên mình ông ta mang đầy thương tích, ở trong đầm lầy lại nhiễm thêm bệnh sốt rét.
Ngoài ra một truyền thuyết khác lại kể rằng: “Trong một bữa tiệc có người đã dâng Alexander cốc rượu pha thuốc độc.” Nếu truyền thuyết này đúng, thì Alexander chết do một âm mưu, chứ không phải là một cái chết tự nhiên.
Sau khi Alexander chết, tướng quân Ptolemaic – bộ hạ của ông ta (sau này trở thành Vua Ai Cập) đã dùng linh xa chở thi hài Quốc vương về Ai Cập, an táng tại Thành Alexander và xây cho ông ta một lăng mộ vô cùng lộng lẫy.
Caesar đại đế, Hoàng đế Kalakal, Hoàng đế Augustin các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cũng đã từng tới đây bái lễ, và đặt thêm lên trên đầu tượng Alexander một vương miện bằng vàng. Nhưng đến thế kỷ thứ IV sau Công Nguyên, những câu chuyện về lăng mộ Alexander, không hiểu tại sao không còn nữa. Năm 642 sau Công Nguyên, đại quân Hy Lạp đánh chiếm Thành Alexander. Những dấu tích lịch sử huy hoàng ở đây đã làm cho họ tấm tắc mãi không thôi. Năm 1798, khi quân đội của Napoleon tiến vào Thành Alexander, cảnh tượng ở đây đã suy tàn. Trong thành chỉ có 7000 dân. Một số học giả đi theo Napoleon chỉ nhìn thấy những đống đổ nát của các công trình kiến trúc cổ. Đầu Thế kỷ XIX, ở đây bắt đầu xây dựng hải cảng. Di chỉ kiến trúc cổ xưa đã trở thành bãi khai thác đá, dần dần nó biến mất trong con mắt mọi người.
Theo tập tục của Hy Lạp cổ, nhà Vua xây dựng nên thành phố, sau khi ông ta chết đi, sẽ được mai táng ở trung tâm thành phố. Vì vậy mà có nhà khảo cổ học phân tích cho rằng, lăng mộ Alexander phải ở một điểm giao nhau của 2 đường phố.
Những năm gần đây, Malia – nhà khảo cổ học người Ba Lan sau khi tiến hành nghiên cứu những lăng đèn cổ được khai quật ở đây đã phát hiện thấy: Người xưa khi chế tạo đèn, ở phía trên đều làm một mô hình Thành Alexander cổ đại. Từ đây bà đã đưa ra một suy đoán thú vị mà mạnh dạn: Trong mô hình đền, có một công trình kiến trúc hình nón, có khả năng đó chính là lăng mộ của Alexander Đại đế bởi lăng mộ của Hoàng đế Augustin có kiến trúc đỉnh nhọn hình nón, kiểu mộ này rất có khả năng là phỏng theo lăng mộ của Alexander.
Willi, người Anh từng tiến hành nghiên cứu đối với khu mộ của Vương triều Ptolemaic cho rằng những ngôi mộ này dứt khoát giống với lăng mộ của Alexander. Ông ta tưởng tượng quan tài của Alexander được đặt trong một ngôi miếu lớn, xung quanh là những chiếc trụ hình tròn, trong mộ nhất định có rất nhiều đồ đạc quý hiếm, tinh xảo. Trong mộ còn có thể lưu giữ những ghi chép về lịch sử của các tập kinh thư từ khắp nơi trên Ai Cập đưa đến. Vào cuối Thế kỷ XX, một phát hiện lớn đáng kinh ngạc đã chứng thực những phỏng đoán trên. Androniks nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu về lịch sử Macedonia cổ đại đã phát hiện ra mộ của Philip II – cha của Alexander.
Ở chính giữa đại điện ngôi mộ Philip II đặt một quan tài đá cẩm thạch cực lớn, trên mặt có đá quý. Bình trang trí mộ bằng vàng rất nặng. Hài cốt của Quốc vương đặt ở trong đó, xung quanh là một số đồ bằng vàng bạc châu báu, mũ giáp vương trượng, sáng lấp lánh, hấp dẫn tất cả những ai tới xem. Trong số châu báu đó có 5 bức tượng làm bằng ngà voi, được chế tác hết sức tinh tế, đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Năm bức tượng này là tượng gia quyến của nhà Vua: Bản thân Philip II, vợ của ông, con trai Alexander và phụ mẫu của Philip II. Phát hiện này đã làm giới khảo cổ kinh ngạc và được coi là một phát hiện vĩ đại nhất của ngành khảo cổ trong Thế kỷ.
Trong sự mừng vui khôn xiết, người ta không thể không đặt câu hỏi: Lăng mộ của Nhà Vua Philip II đã tìm thấy, lẽ nào lại không thể tìm ra lăng mộ của con trai ông? Nhưng thực tế vẫn là thực tế, sự thần bí của lăng mộ Alexander càng thần bí hơn khiến người ta khó có thể với tới được.
Ai có thể mở ra bí mật của lăng mộ này? Mọi người vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi. Nếu tìm thấy, rất có khả năng các nhà khảo cổ sẽ khai quật được những vật phẩm văn hóa nghệ thuật của nhiều dân tộc thời bấy giờ cùng với một số lượng lớn tư liệu lịch sử đối với khảo cổ. Đó sẽ là một đóng góp lớn đối với khảo cổ và là một cống hiến vĩ đại đối với nền văn minh nhân loại.