Lễ dạm ngõ ở Miền Bắc và ý nghĩa của nghi lễ này

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Lễ dạm ngõ được xem là ngày quan trọng trước khi tổ chức lễ cưới. Mỗi vùng miền đều có nghi lễ khác nhau.

Hôm nay, Hoidaptuvan.com sẽ chia sẻ với bạn lễ dạm ngõ ở Miền Bắc và ý nghĩa của nghi lễ này.

Lễ dạm ngõ – lần gặp gỡ chính thức giữa hai gia đình

Tiến tới nghi lễ dạm ngõ sau thời gian cặp đôi tìm hiểu nhau và đồng lòng muốn về chung một nhà, khi đó đôi uyên ương sẽ thông báo mong muốn với cha mẹ hai bên. Trong đó, dạm ngõ là một trong những thủ tục cưới hỏi đầu tiên trước khi tổ chức hôn lễ. Nghi thức của ngày lễ này diễn ra nhằm khởi động thủ tục cưới hỏi, cuộc gặp gỡ chính thức giữa gia đình để tiến hành chọn ngày lành tháng tốt tổ chức đám cưới.

Theo phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam, cưới hỏi là việc trọng đại trong đời nên có nhiều quy tắc, do đó nghi thức trong lễ dạm ngõ ở miền bắc thường nghiêm ngặt và cầu kỳ hơn. Tuy nhiên, đó là thời xưa, ngày này mọi thủ tục trong nghi lễ này đã được giản lược đi rất nhiều, thời gian cũng được rút ngắn hơn, và chủ yếu là phù hợp với điều kiện của hai gia đình.

Nghi thức trong Lễ dạm ngõ miền Bắc còn được gọi là chạm ngõ, được tiến hành khá đơn giản và nhanh gọn nhưng vẫn giữ được những thủ tục cơ bản theo phong tục truyền thống. Điều đặc biệt, lễ vật được chuẩn bị trong lễ dạm ngõ luôn phải là số chẵn, với quan niệm khởi đầu hỷ sự đôi uyên ương gặp nhiều may mắn.

Ý nghĩa của nghi lễ dạm ngõ ở Miền Bắc

Theo phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam, nghi lễ dạm ngõ diễn ra nhằm mang đến những khởi đầu thuận lợi cho đôi uyên ương. Và những công việc chuẩn bị cho hôn lễ gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Quan trọng nhất trong nghi lễ này là hai bên trai gái đều phải làm lễ trước bàn thờ, mong các vị có thể phù hộ cho đôi trẻ được bình an và thuận đường đến với nhau.

Ngoài ra, nghi lễ này diễn ra thực chất là chuyện đính ước ban đầu của đôi vợ chồng trẻ, để nhà trai danh chính ngôn thuận, đường đường chính chính thường xuyên đi lại thăm hỏi nhà gái, tạo thêm sự thân thiết và gắn kết giữa hai gia đình thông gia.

Sau khi kết thúc nghi lễ dạm ngõ, thông gia hai bên sẽ tính đến lễ ăn hỏi, lễ cưới trong tương lai. Rồi khi bên nhà trai đề cập đến chuyện xin cưới, nếu nhà gái ưng thuận thì thông báo cho ông bà mai. Và những đồ đạc nhà gái thách cưới với những yêu cầu về đồ lễ phải có trong lễ đón dâu sau này. Điều này cũng tạo bước đầu cho đôi vợ chồng trẻ sau khi về chung một nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ