Năm 1772, khi nhà thám hiểm Rogewe người Hà Lan bước chân lên đảo Easter (Easter có nghĩa là Lễ phục sinh) đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra trên đảo ngoài những bức tượng được người ta thán phục, còn có số cư dân được kết hợp bởi 2 quần thể có đặc trưng rất khác nhau: Một trong số đó chắc chắn là người da đỏ ở Châu Đại Dương, dân số đông nhất; hai là người da trắng, râu tóc có màu hung hoặc vàng. Ở dái tai có đeo những con súc sắc dài tới 10-15cm, nên tai trông rất dài, người dân địa phương bèn gọi là “Người tai dài”.
Những người tai dài đó hợp thành tầng lớp võ sĩ của Vương quốc. Theo truyền thuyết của cư dân trên đảo Easter, tổ tiên của họ có từ rất sớm, so với sự thám hiểm của người Hà Lan là 55 đời, vào khoảng 400 sau Công nguyên, họ đến từ phương Đông. Còn người Polynesia (Người tai ngắn), họ đến từ Polynesia phía Tây, sớm hơn so với sự phát hiện của người Hà Lan là 22 đời. Được sự đối đãi hữu hảo của người tai dài, hai chủng tộc cùng sống hòa bình với nhau trong một thời gian dài. Nhưng về sau do những bất đồng về văn hóa, sinh hoạt và khác nhau về nhu cầu đòi hỏi mà không thể dung hòa nên đã xảy ra xung đột chiến tranh. Cuối cùng, người Polynesia giành chiến thắng, và đã tiêu diệt được Người tai dài. Câu chuyện này xảy ra vào giữa những năm 1660-1700 sau Công nguyên.
“Người tai dài” với 1000 nhân khẩu đã để lại dấu ấn rất lớn trên đảo Easter: Những bức tượng bằng đá khổng lồ, những con đường, hang động được đục vào vách đá cứng, đài quan sát thiên văn được đặt trên núi Lanocan một công trình nặng nề rất khó xây dựng, nếu xem xét với con mắt của người hiện đại bây giờ thật không dám nghĩ tới, thậm chí là không thể.
Theo truyền thuyết cổ xưa trên đảo, từ xa xưa có một số người Vilacohas (người bay) đã hạ cánh xuống chính nơi này. Đây cũng là lý do khiến họ có sự sùng bái “người chim” đặc biệt. Trên núi Lanocan, người ta còn tìm thấy rất nhiều hòn đá được đục đẽo khắc họa, mô tả những người có đầu và đôi cánh dài như chim, hay một loài người kỳ lạ với cái đầu tròn dài và con mắt tròn to tướng.
Trong truyền thuyết nhắc tới Vilacohas cũng có thể giúp các nhà khảo cổ tìm được manh mối của chủng người này. Truyền thuyết của người Inca nói rằng, Thần tuổi già Vilacohas đã sáng tạo ra Thế giới ở một nơi mịt mù không ánh sáng Mặt trời. Ông ta đã dùng đá để tạc nên một đám người khổng lồ, do đám người khổng lồ này chọc tức ông, ông bèn đem tất cả chúng dìm xuống nước rất sâu, làm cho chúng không bao giờ thoát ra được. Sau đó, ông cho Mặt Trăng và Mặt Trời mọc lên từ Hồ Titicaca, từ đó Trái đất của chúng ta mới có ánh sáng. Mặt khác, ông ta còn đem nghệ thuật vào ngôn ngữ dạy cho những vật mà mình tự sáng tạo ra, lại đưa từng hóm tới các nơi trên đất liền. Sau khi xong việc, vị Thần tuổi già này bèn đem theo hai tùy tùng đi đến nơi để kiểm tra xem những lời răn dạy của mình có được tuân thủ hay không, kết quả thi hành đến đâu.
Thần Vilacohas đóng giả thành một ông già men núi Andès và dọc bờ biển đi ngao du khắp nơi. Vì liên tục nhận được sự đối đãi thô bạo nên vị thần nóng giận bừng bừng, muốn đem tất cả thiêu hủy hết. Mọi người thấy tình cảnh này, vội vã cầu cứu, mong ông rộng lòng tha thứ, ông bèn dập tắt ngọn lửa.
Để tỏ lòng biết ơn, người dân đã cho xây dựng rất nhiều miếu thờ ở khắp mọi nơi. Sau này ông đã biến vào biển cả, và dặn sẽ còn quay lại. Khi thực dân Tây ban Nha đến vùng đất này, họ còn được nghe rất nhiều truyền thuyết về việc còn quay trở lại của con Thần Mặt trời.