Vì sao vằn thắn nấu chín rồi lại nổi lên?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Vằn thắn và sủi cảo là những món ăn ưa thích của người Trung Quốc. Chúng đều được làm ra bằng cách dùng bột mì nhào nước, cán mỏng ra, rồi bọc nhân vào trong và vê chặt lại. Vằn thắn sống thả vào nồi nước, chúng đều chìm xuống đáy nồi. Tuy nhiên, sau khi nấu chín, vằn thắn lại từng cái từng cái nổi lên mặt nước. Đó là vì sao nhỉ?

Hoá ra là vằn thắn sống tương đối dày chặt, mật độ (khối lượng riêng) lớn hơn nước, khi cho vào trong nước đương nhiên là chìm xuống. Theo đà tăng cao của nhiệt độ nước, nhân và vỏ bọc sau khi hút đầy nước liền nở ra dần dần, thể tích cũng theo đó mà to lên. Đặc biệt là không khí trong nhân bánh có mức độ giãn nở càng lớn. Thế là thể tích của cả cái vằn thắn chín liền trở nên lớn hơn rất nhiều so với vằn thắn sống. Đến khi vằn thắn giãn nở hết, mật độ của nó trở nên nhỏ hơn nước, vằn thắn bắt đầu nổi lên. Người có kinh nghiệm chế biến thức ăn, chỉ cần mở vung ngó qua xem có phải vằn thắn nổi lên cả hay chưa là có thể biết mức độ sống chín của chúng. Điều đó chứng tỏ họ nắm được nguyên lí kể trên.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ