Khi chậu thau đựng đầy nước, nhìn nghiêng từ bên cạnh, độ sâu từ mặt nước tới đáy chậu có vẻ như nông hơn. Hiện tượng kì lạ này, rốt cuộc đã xảy ra như thế nào?
Muốn làm sáng tỏ tường tận hiện tượng của nó một cách triệt để, cần phải tìm hiểu rõ một số tính chất của ánh sáng trước đã . Thì ra, trong cùng một loại môi trường, ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng – đường ngắn nhất. Song, khi nó từ một môi trường đi vào một môi trường khác, ví dụ như từ không khí vào nước, hoặc từ nước vào không khí, do tốc độ truyền của ánh sáng trong hai loại môi trường đó khác nhau, trên mặt phân cách của hai môi trường, ánh sáng sẽ bị cong lại, đi theo một đường gấp khúc. Loại hiện tượng gã y gập này của ánh sáng gọi là khúc xạ ánh sáng. Chậu nước mà bạn trông thấy biến thành nông đi, chính là do khúc xạ của ánh sáng gây nên.
Bạn xem kìa, dưới khe suối có con cá nhỏ, tia nắng từ thân cá phản xạ ra, đến mặt phân cách giữa nước và không khí liền đổi hướng truyền theo đường thẳng, nó gấp nghiêng với mặt nước một góc. Cái đập vào mắt chúng ta chính là tia sáng đã gấp khúc đổi hướng. Song con mắt không cảm nhận được. Vẫn cứ tưởng rằng tia sáng đó theo đường thẳng chiếu tới, và ngộnhận ảnh ảo do tia sáng đã bị đổi hướng đó tạo ra là con cá thật. Như vậy, vị trí của cá trong nước nhìn có vẻ ở nông hơn. Lí lẽ khiến cho chậu nước trở thành nông hơn cũng là như thế đấy.
Trò đùa nghịch của tia sáng cũng giống như cách biến hoá của các nhà ảo thuật vậy thôi. Khi chúng ta nhận biết rõ đủ loại tính chất của ánh sáng, thì sẽ không bị nó “lừa gạt” nữa. Người đánh cá có kinh nghiệm khi dùng cái xiên để xỉa cá, người ấy quyết không xỉa thẳng vào con cá, vì rằng đó chẳng qua là ảnh ảo của cá.
Chắc chắn anh ta nhằm vào chỗ hơi xa và hơi sâu một chút, dùng sức đâm tới. Như vậy, một con cá sống giã y giụa tứ tung sẽ bị xiên chặt. Đó đúng là kinh nghiệm phong phú mà người đánh cá tích luỹ được qua thực tế lâu dài của mình.