Hít quá nhiều lượng khí oxit cacbon (cacbon monoxit) sẽ gây nên trúng độc oxit cacbon. Nếu không cấp cứu kịp thời thì con người sẽ ngạt thở mà chết. Tuy nhiên, sau khi lắp đặt cái bảo hộ khí oxit cacbon rồi, thì khi xảy rakhí oxit cacbon rò thoát, nó sẽ ngăn ngừa trúng độcoxit cacbon một cách hữu hiệu, có tác dụng “bảo hộ” đặc sắc. Thế thì, cái bảo hộ khí oxit cacbon hoạt động như thế nào nhỉ?
Cái bảo hộ khí oxit cacbon chủ yếu do cái cảm biến khí và ba nhóm công tắc điều khiển tổ hợp thành. Ba nhóm công tắc điều khiển đó lần lượt điều khiển sự nối cắt nguồn điện của bộ phận sinh ozon, quạt máy đổi không khí, chuông báo động.
Khi xảy ra sự rò thoát khí oxit cacbon, trong phòng đạt tới nồng độ nhất định, cái cảm biến khí trên cái bảo hộ khí oxit cacbon liền lập tức có phản ứng, trị số điện trở nhanh chóng giảm nhỏ, làm cho dòng điện chạy qua nó nhanh chóng tăng lên. Hầu như đồng thời, dòng điện đó làm cho rơle điện hoạt động, các điểm tiếp xúc của rơle chập lại, làm cho nguồn điện của bộ phận sinh ozon, quạt máy đổi không khí, chuông báo động đồng thời nối thông. Trong nháy mắt ozon được sinh ra ào ạt và tuôn ra ngoài, xảy ra phản ứng hoá hợp với khí oxit cacbon, làm cho nồng độ khí oxit cacbon trong phòng nhanh chóng hạ xuống. Đồng thời, quạt máy đổi không khí cũng quay tít, thổi khí oxit cacbon ra ngoài phòng. Chuông báo động cũng reo lên không ngừng, gợi sự cảnh giác, kịp thời cấp cứu. Do ba biện pháp của cái bảo hộkhí oxit cacbon đồng loạt vận hành, khí oxit cacbon rò thoát ra cũng không thể gây tác hại bừa bãi được, ngăn ngừa một cách hữu hiệu sự trúng độckhí oxit cacbon.
Do mật độ của khí oxit cacbon nhỏ hơn không khí, nó sẽ từ dưới chuyển lên trên cao. Cho nên, bộ phận sinh ozon phải lắp đặt ở độ cao 1,5 m trở lên, để ozon từ trên đi xuống có thể đẩy nhanh tốc độ hoà hợp của hai loại chất khí.