Mắt điện tử giúp người mù “nhìn” đồ vật như thế nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Người mù hai mắt bị hỏng, không trông thấy thế giới vô biên rực rỡ sắc màu, trong đời sống, công tác và học tập đều gặp muôn vàn khó khăn. Để giúp cho họ “nhìn thấy” đồ vật, các nhà khoa học đã phát minh ra nhiều loại mắt điện tử có tác dụng đối với người mù.

Một loại là mắt điện tử sóng siêu âm. Chính là dựa vào phát và thu sóng siêu âm mà con dơi bay liệng thoải mái trên không. Con người nhận được gợi ý từ con dơi, đã phát minh ra mắt điện tử sóng siêu âm. Thông thường, mắt điện tử sóng siêu âm được gắn vào kính đeo mắt, đèn pin hoặc gậy chống mà người mù sử dụng. Bộ phận tạo sóng siêu âm trong mắt điện tử phát sóng ra về phía trước mặt. Sóng siêu âm là một loại sóng âm thanh, tần số của nó cao hơn nhiều so với sóng âm thanh bình thường. Tai chúng ta không nghe được loại sóng siêu âm đó. Khi sóng siêu âm gặp phải vật chướng ngại sẽ phản xạ trở lại, được bộ phận thu sóng siêu âm trong mắt điện tử thu lại,rồi chuyển biến thành âm thanh từ trong ống nghe phát ra. Dựa vào sự thay đổi âm điệu của sóng âm thanh, người mù có thể phán đoán ra trước mặt là vật chướng ngại như thế nào.

Loại thứ hai là mắt điện tử laze. Nguyên lí của nó tương tự như mắt điện tử sóng siêu âm, cũng có bộ phận phát và bộ phận thu. Chỉ có điều nó sử dụng laze chứ không phải là sóng siêu âm. Bộ phận tạo tia laze trong mắt điện tử có thể sinh ra ba chùm laze, chia ra ba độ cao khác nhau: cao, giữa, thấp, phát ra phía trước mặt. Sau khi gặp vật chướng ngại, ba chùm đó liền phản xạ về, đi vào bộ phận thu laze, rồi chuyển đổi thành âm thanh ba âm điệu cao thấp khác nhau để người mù phân biệt. Cái đó đã mở rộng phạm vi có thể “nhìn”, nâng cao tính chuẩn xác của tác dụng giúp nhìn.

Mắt điện tử phỏng sinh đang trong thực nghiệm là loại chuyển đổi hình ảnh mà máy ghi hình ghi lại thành tín hiệu dòng điện, đưa vào trong điện cực cấy ghép tại khu thần kinh thị giác của đại não người mù, nhằm làm cho người mù thật sự “nhìn” thấy hình dạng và màu sắc của vật thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ