Dưới ánh Mặt Trời hoặc ánh đèn, người hoặc các đồ vật khác đều có thể để lại cái bóng của mình. Bóng là một vùng tương đối tối do đường đi tới của ánh sáng bị ngăn chặn lưu lại.
Nếu bạn quan sát kĩ hướng cái bóng, bạn sẽ phát hiện, trong tình trạng chung, thông thường là phần giữa của bóng đen tối đặc biệt, bốn phía lại hơi mờ xám. Phần đặc biệt tối đen ở giữa bóng của chúng gọi là bóng đen, còn phần mờ xám ở xung quanh gọi là bóng mờ. Vì sao lại hình thành ra bóng đen và bóng mờ nhỉ? Bóng đen là bóng do các tia sáng bị lấp tất cả hình thành nên, còn bóng mờ thì lại do các tia sáng bị lấp một phần hình thành nên.
Con người đứng dưới đèn dây tóc, do loại đèn đó phát sáng không chỉ giới hạn vào một điểm, mà là một sợi tóc đèn cong cong, tia sáng từ một điểm chiết ra bị thân mình của người che khuất, song ánh sáng từ một điểm khác chiếu lại thì không hẳn bị che khuất. Như vậy, người dưới ánh sáng của đèn dây tóc liền sinh ra bóng do bóng đen và bóng mờ cấu thành. Mặt khác, do tóc đèn của đèn dây tóc còn có thể coi là tương đối tập trung, cho nên, bóng hình thành nên chủ yếu là bóng đen, đường viền của một vành mờ xám xung quanh bóng đen tức là bóng mờ. Nhìn vào cả cái bóng hã y còn tương đối rõ.
Nếu đứng dưới đèn ống, bóng của người không được rõ mấy như đứng dưới đèn dây tóc, nhìn có vẻ mờ mờ ảo ảo. Vì rằng, đèn ống là một ống pha lê dài hoặc ống hình vòng, diện tích phát sáng của nó rất lớn, gấp nhiều lần của dèn dây tóc. Như vậy, thân mình của người mặc dù che khuất một phần tia sáng, lại không sao che khuất được càng nhiều tia sáng từ một bộ phận khác chiếu lại. Cho nên, bóng hình thành nên, về cơ bản, là bóng mờ, nửa tối nửa sáng, nhìn vào thấy một đám mờ mịt, ngay cả đường viền cũng khó mà nhận rõ được.
Căn cứ vào nguyên lí bóng đen và bóng mờ, người ta phát minh ra đèn không có bóng tối để bác sĩ ngoại khoa dùng khi tiến hành phẫu thuật, gọi là đèn mổ.
Cấu tạo của đèn mổ không có gì phức tạp. Nó có một cái chao đèn hình tròn rất lớn, trong cái chao đèn có khoảng 10 quả cầu đèn sắp xếp theo hình vòng hoặc đan xen nhau. Trong mỗi quả cầu đèn có một bóng đèn mặt gương, trên góc trong của nửa dưới bóng đèn có phết một lớp nhôm, phản xạ ánh sáng một cách đồng đều dịu mắt đến trên toàn quả cầu đèn. Như vậy, tất cả các quả cầu đèn đều có thể chiếu sáng từ những góc khác nhau lên bàn mổ, vừa bảo đảm đầy đủ ánh sáng trong phạm vi nhìn của bác sĩ mổ, đồng thời lại không để lại bất kì cái bóng nào. Đèn không có bóng tối chính là nhờ đó mà được đặt tên.