“Bỏng ngô là một loại thức ăn nhá cho vui lúc rỗi rãi, vừa xốp lại vừa giòn. Nó được làm ra như thế nào?
Nguyên liệu của bỏng ngô là những hạt ngô thông thường. Trước hết cho những hạt ngô vừa nhỏ vừa cứng chắc vào trong một cái nồi đậy kín rồi gia nhiệt lên. Khi nhiệt độ của hạt ngô đã lên rất cao, trong nồi bỗng nhiên phát ra tiếng nổ “”lục bục””. Ở một độ lửa thích hợp, hạt ngô lắc mình một cái đã biến thành bỏng ngô xốp giòn rồi.
Có sức mạnh thần bí nào đã làm cho thể tích hạt ngô nở bung ra nhiều, biến hạt ngô thành bỏng ngô vừa xốp lại vừa giòn? Hoá ra là, “”nhà ảo thuật”” sinh ra loại biến hoá đó chẳng phải là sự vật bên ngoài nào cả, mà chính là không khí ẩn nấp trong những lỗ hổng nhỏ bên trong hạt ngô.
Không khí trong cái nồi đậy kín có một đặc tính: khi nhiệt độ càng cao thì áp suất cũng càng lớn. Lúc hạt ngô trong nồi đậy kín dần dần nóng lên, áp suất không khí trong lỗ hổng nhỏ bên trong hạt ngô cũng cao lên theo áp suất không khí trong nồi. Khi áp suất cao tới 660 kPa, nếu nồi bỗng nhiên được mở ra, bộ phận không khí ở nhiệt độ cao áp suất cao sẽ nhanh chóng vọt ra ngoài và phát ra tiếng nổ. Kết quả là áp suất trong nồi nhanh chóng hạ xuống, làm cho không khí nóng trong hạt ngô phá vỡ vỏ ngoài của hạt ngô (với áp suất gấp mấy lần áp suất của khí quyển bên ngoài), rồi thoát ra ngoài. Tất cả mọi phía trên hạt ngô lập tức bị bung phồng lên, hình thành bỏng ngô, vừa xốp lại vừa giòn.
Có thể dùng loại phương thức nổ bung này để làm cho hạt ngô nở to và xốp lên, với loại hạt ngũ cốc khác như đậu nành, đậu tằm, đậu Hà Lan và lát bánh tét khô (làm bằng cao lương nếp) cũng có thể dùng cách thức tương tự làm cho chúng nở to và xốp giòn. Do bên trong hạt ngô có nhiều lỗ hổng nhỏ, tổ chức tương đối tơi xốp, vì vậy sau khi nổ bung thể tích trở thành to ra, xốp giòn.”