Vì sao trong “đường bóng quả chuối”, bóng có thể bay theo đường vòng cung?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Nếu bạn là người hay xem bóng đá, chắc chắn bạn đã từng thấy cảnh đá phạt trực tiếp trước cầu môn. Lúc ấy, thông thường là năm, sáu cầu thủ của phía phòng thủ lập thành một bức “”tường người”” chắn trước cầu môn, ngăn đường bóng bay tới. Cầu thủ đá phạt của phía tấn công nhấc chân đá mạnh một cái, bóng vòng qua bức “”tường người””, tưởng như bay lệch khỏi cầu môn, nhưng lại theo đường vòng cung, quành một cái, bay thẳng vào gôn, làm cho thủ môn không kịp trở tay. Đó là “”đường bóng quả chuối”” rất tuyệt diệu.

Vì sao quả bóng khi đá có thể bay trên không theo đường vòng cung nhỉ? Thì ra, khi đá phạt “”đường bóng quả chuối””, bóng cùng lúc bay thẳng trong không khí, còn không ngừng quay quanh mình nó. Lúc ấy, một mặt không khí hứng lấy bóng chuyển động ra phía sau, mặt khác, do lực ma sát giữa không khí và bóng, không khí xung quanh quả bóng cũng bị lôi cuốn cùng xoáy tròn theo. Như vậy, tốc độ chuyển động của không khí ở một phía của bóng tăng nhanh, còn tốc độ chuyển động của không khí ở phía kia chậm lại. Kiến thức vật lí cho ta biết: đối với một chất khí đang chuyển động, tốc độ càng lớn, áp suất càng nhỏ. Do tốc độ chuyển động của không khí ở hai bên quả bóng khác nhau, áp suất mà chúng sinh ra đối với quả bóng cũng khác nhau. Khi đó, dưới tác động của áp suất không khí, quả bóng bị buộc phải bay vòng về phía mặt bên có lưu tốc không khí lớn.

Cho nên cầu thủ bóng đá có kĩ thuật cao siêu, khi đá phạt đều không giơ chân đá thẳng vào giữa quả bóng mà đá hơi hơi lệch sang một bên. Nếu dùng chân đá lệch sang trái của tâm quả bóng, bóng sẽ bay quành sang bên phải, đá lệch sang phải của tâm quả bóng, bóng sẽ bay quành sang bên trái. Đó chính là chỗ bí ẩn của “”đường bóng quả chuối””.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ