Trong nhiều thành phố ở các nơi trên thế giới, nhất là hai bên các đường phố ngõ hẻm của các nước Âu Mỹ, người ta thường thấy một hiện tượng thiếu văn minh, đó là mặt tường các kiến trúc công cộng, thậm chí trên các di tích cổ và các bức tường, có rất nhiều tranh vẽ bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan của thành phố.
Vì những tranh vẽ ấy thường dùng sơn hoặc thuốc màu có pha màu rồi vẽ lên, làm thế nào để tẩy sạch chúng, thực tế là một việc hết sức đau đầu.
Trước đây không lâu, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại máy laze mini để trổ hết tài nghệ về mặt “làm đẹp” công trình kiến trúc. Loại máy laze này một giờ có thể tẩy sạch vết bôi vẽ trên tường trong phạm vi dài 180 m, rộng 1,5 m. Dù là loại thuốc màu thông thường, chỉ cần phết lên bề mặt xi măng trơn bóng, trên mặt tường bằng đá hoa bề mặt dán bằng chất dẻo, tia laze của máy laze đi đến đâu, các vết bẩn trên bề mặt kiến trúc đều sạch bong, không để lại một dấu vết gì.
Vậy thì tại sao máy laze lại có thể “làm đẹp” cho các công trình kiến trúc.
Có người cho rằng điều này cũng gần giống như nguyên lý dùng máy laze để tẩy nốt ruồi trên mặt, thực ra thì hai việc ấy hoàn toàn khác nhau. Máy laze dùng để tẩy vết bẩn trên kiến trúc không cần dùng phương pháp nung đốt, mà dựa vào sóng ánh sáng và sóng âm thanh để làm việc. Sóng ánh sáng màu xanh 1000 Hz do nó phát ra, khi chiếu vào bề mặt kiến trúc cần tẩy sạch, một phần năng lượng trong đó chuyển hoá thành sóng âm thanh. Khi âm thanh tiếp xúc vào bề mặt cứng rắn của vật kiến trúc thì sẽ bị phản xạ trở lại, bộ phận sóng âm thanh phản xạ lại đó cùng với sóng âm thanh do sóng ánh sáng của máy laze chuyển hoá thành, sẽ va chạm vào những vết bẩn bám vào bề mặt vật kiến trúc, và dẫn đến các vụ “nổ” với sức mạnh cực nhỏ, do đó làm cho vết bẩn bị tróc khỏi bề mặt vật kiến trúc, đạt được mục đích làm sạch vật kiến trúc.