Tại sao khi phanh ô tô nhất định phải phanh bánh sau?

“Nếu có người hỏi bạn, khi phanh ô tô thì phanh bánh sau hay bánh trước. Có lẽ bạn không trả lời ngay được. Nếu quan sát tỉ mỉ quá trình phanh xe, bạn sẽ phát hiện khi phanh xe, vẫn là phanh bánh sau.

Tại sao vậy?

Lý do là, các động cơ ô tô thường kéo bánh sau, khi người lái chuẩn bị khởi động động cơ, thì động cơ kéo bánh sau quay, sau khi bánh sau lăn trên mặt đường thì bánh trước mới quay theo, và toàn bộ thân xe cũng chuyển động lên phía trước. Nhiệm vụ của bánh trước là giữ cho xe cân bằng, và dẫn hướng cho xe chạy, nó liên kết với vòng tay lái trong tay người lái, người lái quay vòng tay sang phải, thì bánh trước quay sang phải, vòng tay lái quay sang trái thì bánh trước quay sang trái. Vì chức năng của bánh xe trước và bánh xe sau khác nhau nên tên gọi của chúng cũng khác nhau, bánh trước gọi là bánh dẫn hướng, bánh sau gọi là bánh dẫn động, hay bánh chủ động.

Khi lái ô tô chạy với tốc độ nhanh, một khi gặp phải tình huống khẩn cấp phải dừng xe cấp tốc, nếu bộ phận hãm lắp ở bánh trước, thì dù phanh bánh trước thì bánh sau vẫn quay, nó vẫn cưỡng bức ô tô xông lên phía trước không thể khiến cho xe dịch chuyển lên phía trước, còn nửa phần sau của xe sẽ chồm lên, thậm chí làm cho cả thân xe lấy bánh trước làm điểm tựa và lộn nhào về phía trước. Bạn xem, như vậy thật là nguy hiểm biết nhường nào.

Vậy thì, khi phanh bánh sau, tại sao không bị lộn nhào? Bởi vì lúc đó cả thân xe lấy bánh sau làm điểm tựa, vì thân xe bị mặt đất cản trở, quán tính xông lên phía trước không thể làm cho xe bị lộn nhào về phía trước được. Các nhà thiết kế ô tô cũng vì xét đến vấn đề trên thực tế sản sinh ra khi phanh xe, nên mới lấy bánh sau làm bánh dẫn động.”

1 Comment

Add a Comment
  1. Nguyễn Danh Đức

    Chào bạn mình thấy bạn giải thích khá hay nhưng mình thấy có chỗ không ổn, cụ thể như sau: bạn có nói là khi phanh bánh trước bánh sau vẫn chuyển động làm xu hướng lật xe, nhưng nó là trong trường hợp phanh rồi mà vẫn được truyền lực kéo đến bánh xe, thực tế khi phanh thì lực kéo sẽ được ngắt nên không thể truyền tiếp được, nếu có thì cũng chỉ là khi thời gian phanh thực sự ngắn hơn thời gian ngắt đường truyền công suất. Và mình thấy nếu như phanh bánh sau trong trường hợp cầu sau chủ động thì lực phanh sẽ phải cưỡng chế lực kéo trong trường hợp vẫn còn đường truyền thì lúc đó có thể xảy ra hiện tượng phanh bánh trước trước. Bạn có thể giải thích kĩ hơn về hai trường hợp này. Cảm ơn bạn rất nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ