Ở những thành phố lớn dân cư đông đúc và các công trình kiến trúc dày đặc thì xây dựng đường tàu điện ngầm thế nào?

“Tàu điện ngầm hiện nay đã trở thành một phương tiện giao thông quan trọng của thành phố, nó đã làm giảm nhiều tình trạng giao thông chen chúc ở trên mặt đất, nhanh chóng vận chuyển một lượng lớn hành khách đi đến những nơi khác nhau.

Ở các thành phố lớn hiện đại, dân cư đông đúc, kiến trúc dày đặc thì lại càng phải xây dựng đường tàu điện ngầm. Tuy nhiên, xây dựng đường tàu điện ngầm ở những thành phố đó, thường phải xét đến nhiều yếu tố.

Khi xuống ga tàu điện ngầm, bất giác chúng ta sẽ thầm hỏi, người ta đào đường hầm như thế nào nhỉ?

Xây dựng đường tàu điện ngầm ở thành phố lớn, không thể “”moi gan mổ bụng”” diện tích lớn trên mặt đất, nhất là khi xây dựng đường hầm ở lớp đất mềm và lớp nham thạch. Vì thế, người ta thường sử dụng phương pháp vừa đào xuyên theo chiều ngang vừa xây ốp, người ta dùng một thiết bị cơ giới chuyên dùng, hình dạng bên ngoài thường là kết cấu kim loại kiểu lắp ghép hoặc kiểu hàn nối hình ống, kết cấu có nhiều loại, nhưng cấu tạo cơ bản gồm có vỏ, thiết bị đào và xây.

Đường tàu điện ngầm số 1 và số 2 Thượng Hải đều được đào theo phương pháp này. Khi thi công thiết bị đào được dùng kích để làm động lực, vành lưỡi cắt tiếp xúc với đất bùn, đó là một dao cắt hình tam giác có lưỡi cắt rất sắc. Khi kích đẩy vành lưỡi cắt tiến vào thì lưỡi dao sẽ cắt vào lớp đất bùn và hình thức cắt bùn giống như cái gọt bút chì vậy. Khi khoảng cách tiến vào đạt được một mức độ nhất định thì cần pittông của kích co lại, sau đó tiến hành xây ốp. Vật liệu dùng để xây ốp đường hầm khi đào xong, tương tự như ta ốp gạch hoa hoặc gạch men, khi làm nhà. Tuy nhiên, ở đường 1,5 -2,0 m. Sau khi ốp xong, đầu sau của kích lại đỡ phần đã ốp đó, các lưỡi cắt lại tiếp tục đào sâu vào tuần tự vừa khoét vừa xây như thế dần dần hình thành một đường tàu điện ngầm khá dài.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ