Tại sao cần phải bảo vệ các kiến trúc cổ của thành phố?

Kiến trúc cổ của thành phố là một tài sản vô giá, một loại biểu trưng, một giai đoạn lịch sử, nó ghi lại bối cảnh văn hoá và sự uyên thâm về tinh thần của thành phố đó.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, 70% khu vực của thành phố Vacsava, thủ đô Ba Lan bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tuyệt đại bộ phận các kiến trúc lịch sử cổ kính bị phá huỷ chốc lát, mà người Ba Lan coi những di sản văn hoá là trụ cột tinh thần của quốc gia và dân tộc. Rất may là, trước Đại chiến thứ hai đề mục thiết kế tốt nghiệp khoa kiến trúc

Trường đại học Khoa học công trình Vacsava là “Vẽ các kiến trúc lịch sử thành phố Vacsava”. Các giảng viên của trường đã cất giấu những bản vẽ quý giá đó cho đến sau chiến tranh, kết quả là các bức vẽ đó có tác dụng rất lớn khi xây dựng lại thành phố Vacsava.

Năm 1962, nước Nhật đang trong thời kỳ thực hiện rộng rãi chính sách phát triển kinh tế cao tốc. Có người đề nghị xây lại thành cổ Bình Thành Kinh thuộc cố đô Nara của Nhật Bản xây dựng từ thế kỷ VIII, thành nhà kho để tàu xe của Công ty đường sắt. Bình Thành Kinh là một thành cổ xây dựng mô phỏng theo cố đô Trường An đời Đường ở Trung Quốc, là một di sản lịch sử văn hoá có giá trị. Lúc đó, rất nhiều các nhân sĩ Nhật Bản có kiến thức kiên quyết phản đối, cuối cùng đã ngăn chặn được việc phá hoại di tích cổ có quy mô lớn đó.

Vậy thì, bảo vệ di tích cổ của các thành phố có ý nghĩa như thế nào? Năm 1976, tại hội nghị thế giới lần thứ 19 của UNESCO, đã đề ra 5 quan điểm đối với môi trường lịch sử: 1 – Môi trường lịch sử là một bộ phận sinh hoạt của loài người; 2 – Môi trường lịch sử là biểu hiện sự tồn tại của quá khứ; 3 – Môi trường lịch sử mang lại cho chúng ta tính đa dạng của đời sống; 4 – Môi trường lịch sử có thể truyền lại cho hậu thế một cách chính xác như thật tính phong phú và tính đa dạng của hoạt động văn hoá tôn giáo và xã hội; 5 – Thống nhất giữa sự bảo vệ, bảo tồn môi trường lịch sử và đời sống hiện đại là yếu tố cơ bản về phương diện quy hoạch đô thị và mở mang đất nước.

Italia là một trong những nước có nền du lịch, tham quan phát triển nhất thế giới. Chính phủ Italia từng có kế hoạch đưa toàn bộ các thành phố cổ kính vào Viện bảo tàng lịch sử.

Đương nhiên, hiện nay họ đã nhận thức rằng, kiến trúc cổ đại là di sản của toàn thể nhân dân, chỉ có kết hợp vấn đề ở của dân cư với việc bảo vệ thành phố lịch sử với nhau, mới có thể khiến nó trở thành tài nguyên tham quan thực sự, không có sự sống của con người thì không tồn tại được văn hoá. Một số cách làm trong “Luật lệ bảo vệ môi trường lịch sử” của nước Anh, hiện nay cũng đang trở thành kiến thức chung của phần lớn các nước trên thế giới. Họ quy định: Chung quanh thành phố lịch sử cần có đầy đủ đường ô tô, bãi đỗ ô tô, không được cho bất cứ ô tô nào chạy vào khu vực được bảo vệ; trong khu vực được bảo vệ nhất định phải có người ở, và với tiền đề không được làm hư hỏng môi trường lịch sử, tích cực làm cho môi trường kiến trúc có đủ chức năng sử dụng mới; cần chú trọng sửa chữa phục hồi và bảo vệ bộ mặt ngoài của kiến trúc cổ, cần xây dựng tổ chức có tính chất nhà nước và nhân dân cùng phụ trách kế hoạch bảo vệ, tu chỉnh và công tác quản lý.

Bảo vệ di tích cổ của thành phố, khiến cho thành phố càng giàu chất văn hoá, đó là nét đậm đà nhất của phong cách thành phố.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ