Tại sao công trình xây dựng cũng có “sinh mệnh”?

Trong khái niệm của mọi người từ trước đến nay các công trình kiến trúc đều được xây dựng bằng các loại vật liệu không có sinh mệnh như gạch, đá, xi măng, bêtông, thép, gỗ v.v. Còn các nhà khoa học hiện nay thì lại đang suy nghĩ, tưởng tượng, các công trình kiến trúc trong tương lai phải có chức năng “sinh mệnh”. Năm 1994 các nhà khoa học 15 nước tụ họp ở Mỹ nêu lên vấn đề sử dụng các loại vật liệu và kỹ thuật mới để xây dựng nên những công trình kiến trúc mô phỏng theo thế giới sinh vật, có thể cảm nhận được sự biến đổi của ngoại giới và bản thân mình, đồng thời có phản ứng trở lại. Đó chính là một ý tưởng mới mẻ về kiến trúc có chức năng “sinh mệnh”.

Vậy thì kiến trúc sinh mệnh có những chức năng đặc biệt nào?

Trước hết kiến trúc sinh mệnh có “thần kinh”, có thể thu được “cảm giác”. Các nhà khoa học Canađa và Mỹ dùng sợi quang học và chất hỗn hợp áp điện chế thành màng mỏng cảm ứng áp lực chỉ dày khoảng 200-300 micromét và chôn loại “thần kinh” đó vào trong đường sá, hoặc cầu. Loại kiến trúc thần kinh này không những có thể “cảm nhận” được sự biến đổi trong toàn bộ toà nhà hoặc cầu, thậm chí có thể cảm ứng và kiểm tra, đo đạc được sự biến động của một cây cầu khi một chiếc ô tô chạy qua. Nếu cầu có vết nứt thì tín hiệu “thần kinh” sẽ dừng lại; do đó thuận tiện cho việc dự phòng và có thể kịp thời kiểm tra tìm ra tai hoạ tiềm ẩn trong kiến trúc.

Hai nữa là kiến trúc sinh mệnh có “bắp thịt” có thể phản ứng rất nhanh đối với sự biến đổi của ngoại cảnh. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cầu bị hỏng là do sự cộng hưởng sản sinh ra khi xe chạy qua khâu yếu làm cho cầu bị hỏng là dầm cầu làm bằng các vật liệu khác nhau. Nếu dùng các vật liệu thông minh có thể tự động co giãn, như hợp kim ghi nhớ khống chế bằng dòng điện tăng nhiệt, có thể thay đổi nội lực và hình dạng của dầm cầu, khiến cho tần số rung động của dầm thay đổi, năng lực chịu rung động của cầu tăng lên gấp 10 lần. Các vật liệu “bắp thịt” khác trong quá trình nghiên cứu còn có gốm sứ áp điện, vật liệu từ gây co giãn, chất lỏng biến dòng điện từ v.v. Chúng đã được thử nghiệm thành công trong một số kiến trúc.

Kiến trúc sinh mệnh cần có “đại não” có thể điều tiết và khống chế tự động. Trong một công trình kiến trúc sinh mệnh cỡ lớn hoặc cầu sẽ có rất nhiều vật liệu “thần kinh” và “bắp thịt” chôn ở những vị trí then chốt, tác dụng tương hỗ giữa chúng cũng rất phức tạp, cần có một trung tâm điều khiển và phối hợp nhịp nhàng, đó là “đại não” của kiến trúc sinh mệnh – một máy tính cỡ lớn, nó có khả năng phán đoán, quyết sách và tiến hành phối hợp nhịp nhàng, đối với những tin tức truyền về từ các bộ phận có tầm quan trọng khác nhau, nó có thể phản ứng và xử lý nhanh chóng.

Kiến trúc sinh mệnh có thể giảm thiểu những sự cố về chất lượng, giảm thấp những tổn thất do tai hoạ thiên nhiên, kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, bảo vệ tính mạng và tài sản, tiết kiệm năng lượng. Nó là một công trình có hệ thống chiếm vị trí quan trọng thứ hai sau các công trình không gian Vũ Trụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ