Bãi đỗ xe nào thích hợp với đô thị lớn hiện đại hoá?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Từ những năm 80 của thế kỷ XX, các thành phố lớn của nhiều nước đều gặp phải “”vấn nạn đỗ xe””, làm cho mọi người rất đau đầu. Các chuyên gia và học giả của các nước đều coi vấn đề cấu trúc chỗ đỗ xe ở thành phố như thế nào như một đặc trưng cơ bản của việc xây dựng giao thông của đô thị lớn. Thế là, xuất hiện các gara, các bãi đỗ xe với hình thức đa dạng và chức năng khác nhau.

Phương thức đỗ xe trên mặt đất truyền thống, vì vị trí đỗ xe và hành lang xe chạy đều nằm trên một độ cao, nên xe cộ ra vào thuận tiện, quản lý cũng đơn giản, nhưng khuyết điểm lớn nhất là hiệu suất sử dụng đất đai rất thấp. Cùng với sự phát triển của kiến thiết đô thị, người ta bắt đầu tìm cách phát triển công trình đỗ xe ở trên không và dưới đất, các gara đỗ xe theo kiểu đường dốc lập thể là như thế. Loại gara này nói chung có 2-4 tầng, lợi dụng đường dốc xe lên xuống để nối tiếp các tầng, do đó hình thành gara lập thể nhiều tầng. Để tăng chỗ đỗ xe, người ta còn dùng thiết bị chuyển vận thẳng đứng (vận thăng) để thay cho đường dốc lên xuống của xe. Như vậy, đã lần lượt xuất hiện các loại hình gara cơ giới kiểu giá đỡ, kiểu hầm ngầm và kiểu lên xuống theo chiều ngang nhiều tầng, loại này hiện nay được dùng nhiều hơn cả.

Gara đỗ xe lên xuống theo chiều ngang kiểu nhiều tầng có kết cấu rất đơn giản, giá đỡ của xe ở tầng trên có thể di chuyển lên xuống theo chiều thẳng đứng, giá đỡ tầng dưới có thể di chuyển theo chiều ngang. Như vậy, chỉ cần tầng giữa và tầng dưới đều có một chỗ trống xe thì bất cứ một xe nào ở trong gara đều có thể tự do ra vào được.

Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đi đôi với sự phát triển của việc vi tính hoá công tác quản lý và tự động hoá kỹ thuật kho tàng, người ta lại sáng tạo ra một loại gara đỗ xe cơ giới hoá và tự động hoá, giúp việc sử dụng đất đai đạt đến hiệu suất tối đa. Loại gara này có hai hình thức là mặt phẳng kiểu tấm ghép và lập thể. Trong đó, hình thức mặt phẳng giống như kiểu ghép hình (trò chơi xếp hình) được vi tính hoá toàn bộ quá trình làm việc. Người lái chỉ cần cho ký hiệu ở cửa ra vào, máy tính sẽ điều khiển cơ cấu truyền động, với quá trình vận hành ngắn nhất, thông qua sự di chuyển vị trí trước sau phải trái của giá đỡ, nhanh chóng đưa xe ra ngoài.

Dựa trên cơ sở đó đã ra đời một sản phẩm nhất thể hoá về cơ điện với kỹ thuật cao, đó là tháp đỗ xe lập thể, kiểu thang máy, dần dần được nhiều thành phố trên thế giới sử dụng. Đó là một kiến trúc kết cấu kiểu tháp, vị trí đỗ xe ở trong tháp được đặt ở hai bên đường lên xuống, việc cho xe ra vào do tháng máy cao tốc thẳng đứng thực hiện, các quá trình thao tác trong gara đều do máy tính điều khiển. Loại gara có mật độ chứa xe rất cao này, trên diện tích 45 m2 có thể chứa theo chiều thẳng đứng 60 chiếc xe, thông thường chỉ cần 90 giây là có thể cho vào hoặc lấy ra một chiếc xe.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ