Nếu như gia đình bạn có điều kiện hoặc muốn thờ riêng thì có thể lập một cái bàn thờ cho bà Cô ông Mãnh riêng với bàn thờ ông bà tổ tiên.
Tuy nhiên nếu như không có điều kiện hoặc không muốn rườm rà thì vẫn hoàn toàn có thể lập chung một bàn thờ. Nhưng như vậy thì bạn nên lưu ý vấn đề đặt bát hương cũng như thờ cúng sao cho đúng và hợp lý nhất, không làm ông bà cũng như bà Cô ông Mãnh không vui lòng.
Thường thi trên bàn thờ chung sẽ có bày trí ba bát hương là hợp lý nhất, một bát sẽ thờ thổ Công, một bát thờ tổ tiên và một bát để thờ bà Cô ông Mãnh. Bát hương thờ thổ Công sẽ là bát hương to nhất, đặt ở vị trí cao hơn so với hai bát hương còn lại. Và thứ tự khi thắp hương thì cũng nên thắp bàn thờ thổ Công trước rồi mới thắp tiếp cho hai bát hương còn lại. Đây như là một sự phân chia giữa thần linh và dân thường.
Khi đặt bát hương lên bàn thờ thì đặt bát hương thổ Công trước và đặt ở chính giữa bàn thờ. Còn đối với bát hương cho tổ tiên và cho bà Cô ông Mãnh thì sẽ đặt sau. Vị trí đặt bát hương sẽ tuân theo quy tắc đó chính là bát hương cho tổ tiên sẽ đặt bên trái và bát hương cho bà Cô ông Mãnh sẽ nằm bên phải. Mỗi bát hương sẽ cách đều nhau với khoảng cách là trên 10 cm. Không nên đặt quá gần hoặc đặt quá xa. Ngoài ra bạn cũng nên nhớ là bát hương tổ tiên tuyệt đối không thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được.
Nếu như thờ cúng bà Cô ông Mãnh ở một bàn thờ riêng thì việc đặt bát hương sẽ dễ dàng hơn, bạn chỉ cần đặt bát hương ở chính giữa hoặc thờ nhiều người thì nên tuân theo quy tắn “trai bên trái, gái bên phải”. Nên có bài vị để khắc tên bà Cô ông Mãnh đi kèm. Trên bàn thờ bà Cô ông Mãnh thường có bình hương, ly rượu trắng, chén nước, trầu cau, đèn nến,…