Các con đường ở thành phố được phân cách như thế nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Trên một số con đường lớn, bạn có thể thấy một vạch lớn màu trắng hoặc màu vàng phân cách luồng xe đi lại, ở ngã ba, ngã tư, có đường kẻ sọc dành cho người đi bộ đi ngang qua đường, còn ở giữa mặt đường người ta kẻ các mũi tên to màu trắng để chỉ chiều xe rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng. Các ký hiệu đó, chỉ dẫn các luồng xe chạy theo phần đường của mình một cách trật tự, thông suốt. Vậy thì giao thông trên đường nói chung được phân cách như thế nào?

Trên một số đường trục quan trọng, theo chiều rộng của mặt đường, được phân chia thành ba phần, đó là phần đường xe cơ giới, phần đường xe thô sơ và phần đường người đi bộ. Phần đường xe cơ giới chiếm phần chính ở giữa mặt đường, ở giữa các đường có lưu lượng xe đặc biệt lớn, thường có dải cây xanh hoặc lan can phân cách luồng xe theo chiều ngược nhau, mặt khác còn làm cho các xe chạy có chiều ngược lại không thể vượt ra phần đường của mình để tránh gây tai nạn và làm ách tắc giao thông. Phần đường xe thô sơ nằm ở hai bên phần đường xe cơ giới, nó cũng được cách ly với phần đường xe cơ giới bằng dải phân cách, để tránh cho xe cơ giới và xe thô sơ chạy lấn vào nhau. Phần đường xe thô sơ dành cho xe đạp, xe xích lô và xe gắn máy, các loại xe này có tốc độ chậm hơn xe cơ giới. Hai bên phần đường xe thô sơ là đường đi bộ, đường đi bộ thường cao hơn đường xe cộ khoảng 10 – 15 cm, để tránh cho xe cộ khỏi leo lên đường đi bộ.

Trên một số con đường, sự phân cách mặt đường thường đơn giản hoá bằng cách chia ra thành hai phần; phần đường xe cộ và phần đường người đi bộ, phần đường người đi bộ nằm ở hai bên cũng cao hơn. Ngoài ra một số đường tương đối hẹp còn được quy định là đường một chiều, tránh được việc tranh làn đường, quay đầu xe gây nên sự chen chúc, ùn tắc như đi hai chiều.

Trên đường cao tốc, để bảo đảm tốc độ và an toàn, người ta không làm riêng phần đường xe thô sơ và người đi bộ, nhưng vẫn phải có sự phân cách mặt đường. Thông thường, đường cao tốc có sự hạn chế nhất định đối với tốc độ xe, hơn nữa còn quy định phần giữa của đường là phần đường xe có tốc độ nhanh hoặc siêu nhanh, ở hai bên là xe có tốc độ chậm hoặc đường đi bình thường.

Việc phân cách mặt đường (chia làn) cho xe cộ, đã làm tăng rất nhiều mức độ an toàn khi xe chạy, ngoài ra, mỗi loại xe chạy theo phần đường của mình đã có tác dụng làm tăng tốc độ xe một cách phổ biến.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ