Trước tiên là chọn Tiểu và Quách: Tùy thuộc vào từng điều kiện kinh tế mỗi gia đình mà có thể lựa chọn bằng các vật liệu khác nhau như sành, sứ, đá, xi măng, gỗ…
Tiếp đó cần phải chuẩn bị một tấm bạt che, dùng đèn để chiếu sáng, 1 tấm vải đỏ, rượu, một chiếc chậu rửa xương, khăn lau, ni lông hay tấm bìa trải để đựng xương, một chiếc rổ to, đun nhiều nước vang (nước ngũ vị hương) và một số vật dụng cần thiết khác nữa.
Ngoài ra, còn căn cứ vào tục lệ từng địa phương cũng như từng điều kiện hoàn cảnh để chuẩn bị thêm một số vật liệu. Chẳng hạn như, trong trường hợp mộ phần để cũng nhiều năm rồi mà khi bốc lên vẫn chưa tiêu hết thì có thể sử dụng thuốc dã thịt để tránh phải dóc thịt ra khỏi xương. Có thể mua loại thuốc này tại các nhà tang lễ.
Một điều quan trọng đặc biệt không thể không thực hiện trước khi tiến hành bốc mộ đó là thân nhân phải làm nghi lễ tại Gia tiên để trình báo lên Tổ tiên của mình.
Ngoài ra, tại nghĩa trang nơi bốc hài cốt gia đình cũng phải làm lễ trình lên Quan Thần Linh sở tại quản lý trong khu vực đó. Các vật liệu được dùng thông thường sẽ bao gồm: một bộ đồ của Quan Thần Linh ( gồm có 1 chiếc mũ, 1 bộ quần áo và 1 đôi ủng), một con ngựa, một nghìn vàng hoa màu đỏ, tiền giấy, trầu cau, vàng bạc, rượu, nén, gạo và muối. Nhiều nhà còn cúng thêm một số thứ khác nữa như gà trống luộc, xôi, giò, Tam sên ( bao gồm thịt lợn luộc, trứng vịt luộc và tôm khô bóc vỏ),…
Sau khi mở ván thiên ra (tức mở nắp quan tài) người ta sẽ đổ rượu có nồng độ cao vào bên trong để tẩy rửa âm khí, rồi sau đó mới tiến hành lấy cốt. Trong trường hợp mà hài cốt chưa được phân hủy hết, nếu không chuẩn bị thuốc tiêu thịt thì có thể lấy xăng đổ vào mộ. Châm lửa đốt cháy thịt còn lại và cuối cùng dùng dao dóc nốt những mảnh thịt còn sót, đem xương rửa qua nước vang. Khi đã nhặt xong toàn bộ hài cốt và đem rửa sạch, người ta trải tấm ni lông xuống dưới, sau đó trải tấm vải đỏ lên trên rồi lần lượt xếp xương theo thứ tự hình dạng ban đầu của người.
Đầu sọ phải được xếp sao cho mặt hướng lên trên, có thể dùng trà hoặc một tấm vải để kê. Tất cả các xương và khung xương phải kiểm tra cho đủ, không được để thiếu sót. Dân gian có một cách thường sử dụng khá phổ biến, đó là: khi đã đãi cốt xong đâu vào đấy, cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu thấy làn khói hòa quyện lại, bay thẳng thì hết cốt, nếu khói tỏa xuống, lan quanh huyệt tức chưa hết cốt, cần xem lại. Đóng nắp tiểu lại sau khi đã hoàn tất việc lấy cốt.
Đợi đến giờ tốt, đem hài cốt chôn tại khu huyệt mộ mới. Khi đã hoàn thành xong, tiến hành làm lễ hàn long mạch và lễ tạ mộ. Nếu khu mộ mới này ở tại một nghĩa trang khác thì phải làm lễ tế xin phép Quan Thần Linh sở tại ở khu vực đó thì mới được hạ huyệt làm lễ chôn cất.