Tại sao các đoạn cong ở đường sắt thì tàu chạy không an toàn, còn trên đường cao tốc thì chạy xe lại an toàn?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Đường cao tốc rộng lớn, phẳng phiu, có đủ những điều kiện tốt cho xe chạy, tuy nhiên, khi chạy trên đường cao tốc quá thẳng tắp, quá bằng phẳng, âm điệu của động cơ ô tô đều không đổi, nên chạy lâu như vậy, người lái xe vì thiếu sự kích thích của thính giác, có thể dần dần sinh ra mệt mỏi về tinh thần, cảm giác về tốc độ và khả năng phản ứng nhanh sẽ theo đó mà suy giảm đi; mặt khác, đôi mắt của người lái xe nếu một thời gian dài luôn luôn nhìn về phương xa vô hạn, cũng sẽ sản sinh ra một sự sai biệt về thời gian, nhìn xe ở gần thành xe ở xa, tạo nên phán đoán nhầm lẫn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Do vậy, rất nhiều nước có nền kinh tế phát triển đã hạn chế bớt các đoạn đường thẳng không được vượt quá 1/40-1/20 số kilômet trên 1 giờ chạy xe theo thiết kế. Đồng thời, phải căn cứ theo đặc điểm về địa hình và cảnh quan, v.v. dọc theo con đường để thiết kế một số đoạn cong có bán kính rất lớn, để điều tiết tâm lý người lái, giảm bớt tai nạn xảy ra. Bởi vậy, các đoạn cong trên đường cao tốc là có lợi cho việc chạy xe an toàn.

Tuy nhiên, đối với đường sắt thì những đoạn cong lại khác. Ở những đoạn cong, để giảm bớt độ mòn của thanh ray, bảo đảm tàu chạy an toàn, khi xây dựng đường sắt người ta làm cho đường ray ở phía ngoài cao hơn ở phía trong gọi là “”ray ngoài siêu cao””. Nếu tàu vào đường càng cong thì sự thay đổi chiều chuyển động sẽ càng nhanh, lúc này “”ray ngoài siêu cao”” sẽ càng lớn hơn. Tuy nhiên “”ray ngoài siêu cao”” nói chung không được quá 150 mm, nếu không thì dễ bị lật nghiêng nguy hiểm. Do đó, người lái tàu khi đoàn tàu vào đường cong, buộc phải giảm tốc độ, để đảm bảo an toàn, nếu không trọng tâm đoàn tàu sẽ lệch khỏi đường ray, xảy ra sự cố. Vì vậy, các đoạn đường cong của đường sắt trở thành vật chướng ngại quan trọng, đoạn cong càng nhiều, việc tăng tốc độ tàu càng khó khăn càng cần chú ý đến vấn đề an toàn. Chính vì vậy, ở một số đường sắt thông thường của Trung Quốc khi cải tạo thành đường sắt cao tốc tiêu chuẩn, người ta sửa những đoạn cong nhỏ thành đoạn cong lớn, hoặc nắn đoạn cong thành đoạn thẳng với biện pháp như vậy đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao tốc độ đoàn tàu đối với tuyến đường.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ