Vì sao mấy chục năm trước đã có thể dự đoán có những trận hạn và lụt đặc biệt?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hai kỹ sư cao cấp Sở khí tượng Thượng Hải năm 1965 đã viết bài “Nghiên cứu về xu thế diễn biến tình hình hạn và lụt mùa hè khu vực Hạ lưu Trường Giang” đăng trên báo “Địa lý” kỳ hai. Bài báo đó đã đưa ra bức tranh xu thế hạn và lụt vùng Hạ lưu sông Trường Giang như sau: “Bắt đầu từ năm 1963 có khả năng hạn hán phát triển. Từ năm 1969 trở đi giảm dần về bình thường. Sau năm 1973 hạn lại phát triển. Thời gian từ 1978 – 1980 hạn hán có thể nặng dần. Sau năm 1982 chuyển sang phát triển lụt nhiều (hoặc mưa nhiều)… Trong thời gian 1991 – 1993 có thể bị lụt nghiêm trọng”.

Hơn hai mươi năm qua kiểm nghiệm lại dự báo này người ta rất thán phục, vì không những xu thế hạn và lụt căn bản đúng, mà những trận hạn lớn năm 1987 và trận lụt lớn năm 1991 dự báo cũng rất chính xác. Mọi người đều hỏi, dự báo dài hạn như thế đã được xây dựng như thế nào?

Để có được dự báo dài hạn đúng, họ phải thu nhận một lượng tư liệu rất lớn. Trước hết thu thập các bản tin từ trong Huyện chí của Thượng Hải, Nam Hội, Tông Minh, Kim Sơn, từ Phủ chí của Tùng Giang, Tô Châu, Hàng Châu, từ Thông chí Giang Tô, Giang Nam, từ Thông giám tư trị, từ Thông báo Văn hiến, từ Tuyển tập bản đồ cổ kim, từ các bản thảo Thập quốc xuân thu, nam Đường thi, Thanh sử, thu thập rộng rãi các ghi chép về hạn hán và lụt từ năm 903 TCN, tức là thời Chu Hiếu Vương năm thứ 7 đến năm 1909, từ thời Thanh Tuyên Thống năm thứ ba tổng cộng gồm 2812 năm và những ghi chép khí tượng của Thượng Hải từ năm 1873 đến nay.

Sau đó chia các trận thiên tai thành năm cấp: hạn lớn, bình thường, lụt, lụt lớn và dùng các số: -2, -1, 0, 1, 2 để biểu thị, dùng các điểm vẽ thành đường cong. Từ đường cong này thấy được lịch sử hạn hán và lụt thành xu thế và tính chu kỳ rõ ràng.

Gọi là “Tính xu thế” tức là trong một khoảng thời gian lấy hạn hán làm chủ, có đoạn thời gian lấy đặc điểm biến đổi khí hậu lụt làm chủ. Còn “Tính chu kỳ chuẩn” tức là thời gian giữa thời kỳ hạn hán này và thời kỳ hạn hán sau (hoặc thời kỳ lũ lụt này với thời kỳ lũ lụt sau), có số năm cách biệt cố định. Nếu khu vực Hạ lưu Trường Giang trong chu kỳ dài khoảng 1000 năm, có những chu kỳ vừa từ 100 – 110 năm, 30 – 60 năm, thì cũng có hiện tượng chu kỳ ngắn 2 – 3 năm.

Sau khi tìm được quy luật có tính xu thế và chu kỳ chuẩn này, có thể căn cứ phép “tương tự” để tìm ra thời điểm định đưa ra dự báo, tức là một khoảng thời gian trước năm 1965 và đoạn lịch sử hạn hán và lũ lụt biến đổi tương tự nhất. Kết quả phát hiện sự biến đổi hạn hán và lũ lụt trước năm 1965 giống với sự biến đổi hạn hán và lũ lụt từ năm 950 – 1000. Đến đây lại căn cứ xu thế diễn biến kéo dài của hạn hán và lũ lụt từ năm 950 – 1000 TCN để dự báo khí hậu của thời kỳ từ 20 đến 30 năm. Ở đây cần nói thêm, ngoài căn cứ vào đường cong diễn biến hạn hán và lũ lụt để đưa ra dự báo, thực ra trong thực tế không phải khi nào cũng lặp lại đúng như thế. Bởi vì quá trình biến đổi trong tương lai có lúc không lặp lại quy luật đã xuất hiện trước đây.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, các nhà khí hậu học đang cố gắng xây dựng một mô hình khí hậu biến đổi có căn cứ, sau đó dùng máy tính siêu cấp để dự báo xu thế biến đổi hạn hán và lũ lụt trong tương lai. Dự báo này sau khi đã được kiểm nghiệm cơ bản chính xác, chúng ta mới có thể nói thời đại dự báo thời tiết dài hạn đã đến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ