Vì sao gió trên cao mạnh hơn dưới thấp?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Khi ta đứng trên sân thượng hoặc tháp cao thường cảm thấy gió mạnh hơn dưới đất, có thể thấy tốc độ gió tăng lên theo chiều cao. Lấy khu vực Bắc Kinh mà nói, khi tốc độ gió ở độ cao 10 m là 1,1 m/s thì ở độ cao 50 m là 3,6 m/s, 100 m là 4,4 m/s, 150 m là 4,9 m/s. Nếu chiều cao càng tăng thì tốc độ gió cũng tăng lên. Mãi cho đến một độ cao nào đó mới thôi. Độ cao giới hạn này do điều kiện thời tiết lúc đó quyết định. Gió ở chỗ cao nói chung mạnh hơn chỗ thấp, nhưng tốc độ gió ở chỗ cao chênh lệch bao nhiêu so với chỗ thấp có liên quan với tình hình thời tiết khác nhau. Trong những ngày trời trong, ánh nắng mạnh, không khí đối lưu mạnh, lúc đó độ chênh lệch tốc độ gió giữa chỗ cao vào chỗ thấp không lớn lắm. Cho nên tốc độ gió của chỗ cao vừa phải, chỗ thấp không nhỏ lắm. Còn những hôm trời âm u, không khí đối lưu yếu thì lúc đó chênh lệch tốc độ gió giữa chỗ cao và chỗ thấp tương đối lớn, tức là chỗ thấp gió yếu ớt, thậm chí đứng im, còn trên cao gió lại mạnh.

Vì sao trên cao gió mạnh hơn dưới thấp? Vì sự chuyển động của gió chịu ảnh hưởng của lực ma sát. Lớp không khí gần mặt đất chịu ma sát lớn nhất, nhất là ở vùng núi địa hình không bằng phẳng, không khí dễ hình thành chuyển động xoáy. Độ cao tăng lên, lực ma sát giảm dần nên tốc độ gió mạnh lên. Cùng một khu vực vì nhiệt độ không khí trên mặt đất có khác nhau, có chỗ cao, có chỗ thấp, như vậy trên cùng một độ cao thì nhiệt độ đã không đồng đều, gây nên áp suất cũng không đồng đều (gọi là độ chênh áp suất), cho nên tốc độ gió sẽ tăng lên.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ