Vì sao nói “Thanh minh hay có mưa phùn”?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Hằng năm ngày mồng 5 (hoặc mồng 6) tháng 4 là tiết Thanh minh (ở Việt Nam tiết Thanh minh thường được tổ chức vào tháng ba âm lịch). Lúc đó mùa xuân đã về, trăm hoa đua nở, muôn hồng nghìn tía, sắc xuân phơi phới khắp nơi. Nhưng chính lúc này cả vùng Giang Nam lại thường xuất hiện thời tiết âm u, mưa dầm lả tả, thật khó chịu. Cho nên cổ nhân nói: “”Thanh minh thường hay mưa dầm”.

Vì sao tiết Thanh minh lại mưa dầm liên miên?

Vì tiết Thanh minh đúng lúc mùa đông đã qua, mùa xuân vừa đến. Mùa đông không khí lạnh từ Xibêri chiếm cả vùng Giang Nam, mưa tương đối ít. Sau khi mùa xuân đến không khí ấm và ẩm ướt trên vùng biển Đông Nam bắt đầu hoạt động. Khi hai luồng không khí ấm và lạnh gặp nhau thì phát sinh xung đột, chỗ không khí phát sinh xung đột sẽ hình thành thời tiết âm u, mưa dầm dề. Tiết Thanh minh đúng lúc không khí lạnh bay qua, bay lại trên khu vực Giang Nam cho nên thường xuất hiện thời tiết mưa phùn.

Ngoài ra mùa xuân ở Giang Nam áp thấp nhiệt đới rất nhiều. Mây trong áp thấp nhiệt đới bay rất nhanh, gió lại lớn nên mưa rất gấp. Mỗi lần khi áp thấp nhiệt đới đi qua thì xuất hiện thời tiết âm u trùm xuống gây mưa. Có lúc trước sau tiết Thanh minh cả vùng Giang Nam hơi nước rất nhiều. Hơi nước này đến buổi tối dễ ngưng kết thành mưa phùn. Vì những nguyên nhân này nên vào tiết Thanh minh thường gặp mưa.

Thực ra tiết Thanh minh không những mưa phùn mà thời tiết còn biến đổi phức tạp. Thường sau buổi trưa hoặc lúc có ánh nắng, gió ấm sẽ hun cho người đi đường cảm thấy hơi say, nhưng đến buổi tối không khí lạnh bỗng nhiên tràn xuống phương Nam khiến cho ta có cảm giác mùa đông quay trở lại. Cho nên người ta thường nói “Mùa xuân ra cửa, phải mặc áo cả ba mùa”. Đó là câu nói ví von rất phù hợp với thời tiết mùa xuân biến đổi phức tạp. Trên thực tế những người đi xa đều cần biết như thế.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ