Vì sao nước biển hằng ngày dâng lên hạ xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường?

Trên thế giới nước biển hầu hết mỗi ngày có một lần dâng lên, một lần hạ xuống. Ban ngày nước biển dâng lên gọi là triều, ban đêm nước biển dâng lên gọi là tịch. Nhưng bình thường triều và tịch đều gọi chung là triều.

Nước biển vì sao lúc dâng lên, lúc hạ xuống?

Nghe nói người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là nhà hàng hải Pytheas người cổ Hy Lạp. Về sau nhà vật lý Newton, Anh phát hiện lực vạn vật hấp dẫn cho nên đã làm sáng tỏ bí mật về thuỷ triều. Ngày nay người ta đã biết được nguyên nhân chủ yếu gây nên thuỷ triều là do sức hút của Mặt Trăng. Sức hút này là Mặt Trăng hút Trái Đất, cộng thêm lực ly tâm quán tính do Trái Đất tự quay hợp lại mà thành.

Hình vẽ dưới đây, khi Mặt Trăng nằm bên trên điểm A của Trái Đất thì lực hút của Mặt Trăng đối với điểm A và điểm B là lớn nhất, do đó thuỷ triều của hai điểm này đều rất mạnh, hơn nữa đều vuông góc với mặt đất cho nên thuỷ triều ở hai điểm này xuất hiện triều cường, còn ở điểm C và điểm D thì nước biển sẽ chảy về điểm A và điểm B, xuất hiện nước rút xuống.

Tương tự khi Mặt Trăng chuyển đến trên không của điểm C hoặc điểm D thì ở C và D xuất hiện triều cường, còn ở A và B nước triều xuống thấp.

Trái Đất mỗi ngày tự quay một vòng. Trong một ngày, bất cứ chỗ nào trên Trái Đất đều có một lần hướng về Mặt Trăng (điểm A), một lần hướng ngược lại phía Mặt Trăng (điểm B), cho nên nước biển phần lớn các chỗ trên Trái Đất mỗi ngày có hai lần dâng lên và hai lần rút xuống, đó gọi là bán nhật triều. Nhưng có một số chỗ vì nguyên nhân cục bộ nên trong một ngày chỉ có một lần thuỷ triều dâng lên, một lần rút xuống, đó gọi là toàn nhật triều.

Không những Mặt Trăng có sức hút đối với Trái Đất mà Mặt Trời cũng thế, tuy sức hút của Mặt Trời yếu hơn, chỉ bằng 5/11 của sức hút Mặt Trăng. Nhưng khi hai sức hút này trùng với nhau sẽ khiến cho thuỷ triều dâng lên mạnh. Ngày sóc (ngày 1 âm lịch) và ngày vọng (ngày 15 có lúc là ngày 16 thậm chí là ngày 17 âm lịch) hằng tháng Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc đó sức hút của Mặt Trăng cộng với Mặt Trời đặc biệt lớn, nên xuất hiện triều cường. Ngày thượng huyền (ngày 7, ngày 8 âm lịch) và ngày hạ huyền (ngày 22, 23) hằng tháng Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời không cùng nằm trên một đường thẳng mà làm thành một góc 90 độ với nhau, nên sức hút của Mặt Trời triệt tiêu một phần sức hút của Mặt Trăng, do đó triều yếu.

Sự dâng lên và rút xuống của nước biển có liên quan mật thiết đến sản xuất muối, nghề đánh cá và đi biển. Ngày nay người ta đã tìm được quy luật thủy triều của nước biển. Bất cứ ở đâu, bất cứ ngày nào đều có thể dự báo thuỷ triều chính xác. Nước thuỷ triều chứa năng lượng rất lớn, ngày nay người ta đã xây dựng những trạm phát điện thuỷ triều để phục vụ con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ