Vì sao vùng núi xuất hiện gió nóng?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Theo tên gọi ta có thể hiểu đó là luồng gió rất nóng. Nó là hiện tượng riêng của vùng núi, chắc còn xa lạ với nhiều người vùng khác.

Trên thế giới rất nhiều vùng gặp núi gió nóng, nhưng nổi tiếng nhất là vùng núi Anpisxơ ở châu Âu, núi Lốtchi ở châu Mỹ và Caorahu thuộc Liên Xô cũ. Những ngày vùng Anpisxơ có gió nóng, ban ngày nhiệt độ bỗng lên cao hơn 20°C, thời tiết đầu xuân bỗng biến thành giữa mùa hè, không những nóng mà còn vô cùng khô ráo, thường phát sinh hỏa hoạn. Chẳng trách về mùa gió nóng vùng Anpisxơ phải thực hiện chế độ quản lý đèn và lửa. Mùa gió nóng thổi mạnh lá cây cháy khô, đất nứt nẻ, tạo thành hạn hán khủng khiếp. Có lúc con người cảm thấy khó thở, sức khỏe giảm sút rất nhanh.

Sườn phía bắc vùng Anpisxơ là đại bản doanh của gió nóng. Ở đó hằng năm gió nóng diễn ra trên 75 ngày, năm nhiều nhất đến 104 ngày, thời gian mỗi đợt kéo dài 8,3 giờ, lần dài nhất là 57 giờ, nếu không tính thời gian ngừng ở giữa thì thời gian kéo dài liên tục đến chín ngày.

Vì sao vùng núi lại xuất hiện gió nóng? Nguyên nhân là vì sau khi gió tràn qua đỉnh núi xuất hiện xu thế lắng xuống gây nên. Trong khí tượng học người ta đã biết, khi có một luồng không khí bốc từ mặt đất lên cao, cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ bình quân giảm xuống 6,5°C, ngược lại khi một luồng khí từ đỉnh cao lắng xuống mặt đất, mỗi lần xuống thấp 1000 m nhiệt độ bình quân tăng cao 6,5°C. Tức là nói khi không khí từ đỉnh núi cao hơn mặt biển 4000 – 5000 m tràn xuống mặt đất thì nhiệt độ sẽ tăng cao trên 20°C, khiến cho khí hậu đang mát mẻ bỗng nhiên nóng lên. Đó chính là nguyên nhân gây ra gió nóng.

Ở Trung Quốc tuy gió nóng không đến nỗi như những khu vực kể trên, nhưng cũng gặp ở rất nhiều vùng. Ví dụ vùng nam bắc Thiên Sơn, dưới chân núi Thuần Lĩnh, vùng gò đồi Xuân Lan, thung lũng sông Kim Sa, vùng Hưng An Lĩnh, chân núi Thái Hàng, vùng núi Hoàn Nam, đều có dấu vết của gió nóng.

Gió nóng có khi có ích đối với nông nghiệp. Mùa đông tuyết ở vùng núi Lốtchi Bắc Mỹ rất dày, mùa xuân nhờ gió nóng mà tuyết tan nhanh, mặt đất mọc đầy cỏ xanh, giúp gia súc không bị đói. Cho nên nhân dân vùng đó gọi gió nóng là kẻ ăn tuyết. Gió nóng nhẹ làm tăng nhiệt độ, giúp cho ngô và hoa quả chín sớm, cho nên dân cư vùng Caorahu và Tasken ở Liên Xô cũ gọi gió nóng là gió của ngô và lê. Thụy Sĩ ở vĩ độ khoảng giữa, là khu vực gió nóng mạnh, giúp họ trồng cây nguyệt quế, sơn trà và những cây ăn quả không có hoa của vùng á nhiệt đới. Đó cũng là nhờ công lao của gió nóng.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ