Sông hồ phân bố nhiều ở đồng bằng, trên một số cao nguyên, núi cao cũng có nhiều ao hồ.
Cao nguyên Thanh Tạng là cao nguyên lớn và cao nhất Trung Quốc, trên cao nguyên nhấp nhô là những dãy núi ở độ cao 4000-5000 mét so với mặt nước biển, trên đó có tới hàng nghìn sông hồ phân bố dày đặc, diện tích hồ ao theo thống kê là 30974 km2, ước tính chiếm 37,2% tổng diện tích hồ ao của Trung Quốc.
Ngoài ra vẫn còn một số sông hồ như trên vùng đất hoang sơ của cao nguyên Nội Mông Cổ, hình thành nhóm ao hồ xuất hiện giữa các cồn cát cuồn cuộn; trên cao nguyên Vân Quý đá vôi phân bố rộng khắp, càng có nhiều những “cao nguyên minh châu” như Điền Trì, Nhĩ Hải. Đặc biệt hơn là trên đỉnh núi cao cũng tồn tại ao hồ như đỉnh núi Bạch Đầu cao 2200 m so với mực nước biển của tỉnh Cát Lâm Trung Quốc thuộc khu vực biên giới Trung Triều, có “hồ trời” với diện tích 9,3 km2, sâu 373 m.
Vì sao ở những nơi cao như vậy mà vẫn có ao hồ xuất hiện?
Trong hầu hết các trường hợp, ao hồ thường là vùng đất trũng bị lún xuống, lại có những vết tích hao mòn của sông băng. Ao hồ trên cao nguyên Thanh Tạng phần lớn hình thành trên cơ sở cấu tạo của vỏ Trái Đất hoạt động lõm xuống, lại thêm sự ảnh hưởng của sông băng hoạt động tạo thành.
Trong thời kì địa chất gần đây, bắt đầu từ thế kỉ IV cách đây khoảng 2-3 triệu năm trước, trên cao nguyên đã từng có vài lần sông băng hoạt động. Sông băng giống như một chiếc cày sắt, đào khoét trên đất thành vùng đất trũng đọng nước; một số ao hồ lại do những tảng băng lấp kín đường sông hình thành nên. Về sau, thời tiết chuyển ấm, băng tan, vậy là băng tuyết tan thành nước chảy vào vùng đất trũng, hình thành nhiều ao hồ như bây giờ. Ở cao nguyên Nội Mông Cổ, phần lớn sông hồ do khí hậu khô, sức gió lớn, đất cát của bề mặt Trái Đất tơi xốp gặp phải lực gió thổi mạnh, dần dần lún sâu xuống tới mực nước ngầm mà hình thành nên. Ao hồ ở cao nguyên Vân Quý ngoài sự lõm xuống tạo thành, số khác là do đá vôi dưới điều kiện ẩm nóng, lâu ngày bị hao mòn hoà tan mà thành. Ao hồ của những cao nguyên rộng lớn thường do đường sông tích tụ nhiều nguyên nhân ngăn cản khiến nước sông không thể chảy xuống, tập trung thành hồ.
Còn như hồ trời của núi Bạch Đầu, trong thời kì lịch sử vốn là một miệng núi lửa đã nhiều lần phun trào nham thạch và các tàn vật khác, chủ yếu là phân tán xung quanh miệng núi lửa, tích tụ lại hình thành vùng đất trũng dạng phễu, sau lần cuối phun trào vào năm 1702, miệng núi lửa tích nước mới trở thành hồ. Ngoài ra, trên núi Thiên Sơn Tân Cương, Trung Quốc cũng có “hồ trời”, nhưng nguyên nhân của nó không phải là núi lửa mà do sông băng tích tụ chặn khe sông hình thành nên.