Vùng đầm lầy được hình thành như thế nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Phía Tây Tứ Xuyên Trung Quốc là một vùng thảo nguyên rộng lớn, có rất nhiều bèo, tập trung với mật độ lớn phía dưới lớp bèo thối rữa là lắng cặn và bùn đen, bề mặt rất nhão, đây chính là đầm lầy. Trước kia, Hồng quân Trung Quốc đã dựa vào vùng đầm lầy này để chống lại quân Nhật.
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành lên vùng đầm lầy. Trước tiên chúng ta tìm hiểu vì sao ao hồ có thể biến thành đầm lầy?

Ở khu vực có khí hậu ẩm ướt, nước sông mang theo bùn cát chảy vào ao hồ, làm cho mặt nước rộng ra và dòng chảy chậm lại, bùn cát dưới đáy hồ tích tụ lại, hình thành chỗ nước cạn. Bộ phận vật chất nhỏ bé, theo dòng nước trôi nổi vào khu vực hồ, lắng đọng xuống đáy. Trải qua thời gian, sẽ làm hồ ngày càng cạn đi, mà tùy theo mực nước nông cạn không đồng đều của ao hồ, các thực vật thủy sinh ngày càng sinh sôi nảy nở. Ở khu vực cạn nước bên hồ, bèo và cói mọc lên, ở khu vực nước sâu của ao hồ thì bèo, hoa súng sinh sôi nảy nở, các loại tảo mọc tràn lan. Số thực vật này không ngừng phát triển và chết đi, một lượng lớn xác các loại thực vật thối hỏng không ngừng tích tụ dưới đáy hồ, dần dần hình thành than bùn. Theo đà, bùn dần dần cạn dưới đáy hồ lại có nhiều loại thực vật mới xuất hiện, và phát triển từ xung quanh hồ vào giữa hồ, ao hồ ngày càng nhỏ lại, ngày càng cạn đi. Đến lúc lắng cặn trong ao hồ đạt đến một mức độ nào đó, mặc dù mặt nước ao hồ rộng lớn như vậy nhưng sẽ biến thành đầm lầy cạn nước và là nơi bèo tập trung sinh trưởng.

Ngoài những đầm lầy do ao hồ tạo thành, vẫn còn một số loại dưới đây:

Trên đáy bình nguyên ven bờ sông ngòi, nơi nước sông cạn tốc độ dòng chảy chậm, bèo có thể sinh trưởng mà lâu ngày tích tụ thành đầm lầy.

Ở vùng đất thấp ven biển, sóng biển đánh vào bờ, mang theo cỏ dại, cói tụ tập sinh trưởng, cũng có thể hình thành đầm lầy muối.

Một số khu vực cao nguyên, núi cao, vào mùa đông mặt đất tích tụ băng tuyết, đến mùa xuân, mùa hạ băng tuyết tan chảy, mặt đất tích tụ nước, cỏ ngắn và rong rêu chen nhau mọc lên, nhưng có những nơi cũng có thể biến thành hồ nước hoặc đầm lầy.

Trong rừng rậm, cành cây khô và lá cây rơi xuống không ngừng tích lũy, giống như đắp cho mặt đất một lớp chăn rất dày, nó không những tích trữ một lượng nước mưa lớn mà còn có khả năng giảm thiểu sự bốc hơi của đất, duy trì trạng thái ẩm ướt của đất. Do tiến hành quá trình cacbon hóa, đại bộ phận các chất dinh dưỡng trong đất đều bị ẩm ướt khiến cho các loại cây cỏ chết đi, và thay thế vào đó là các loại rêu um tùm. Rêu thuộc loài thực vật có khả năng giữ một lượng lớn nước, làm chậm quá trình phân hủy, than bùn bắt đầu tích tụ thành đống, dần dần hình thành đầm lầy. Ở Trung Quốc trong các khu rừng rậm của dãy núi Hưng An, đều có thể tận mắt nhìn thấy hiện tượng đầm lầy hóa.

Ở một số khu vực độ ẩm ướt cao, lượng lớn các loại cỏ sinh sôi nảy nở, hình thành nên một tầng cỏ dày, làm biến đổi tình trạng thông khí của đất, phần cacbon dần dần giảm xuống. Vốn dĩ chỉ có xu thế một số loài thực vật dần dần chết đi, sinh trưởng các loại thực vật khác như cỏ gấu, rêu nước. Những loài thực vật này thích nghi với khí hậu ẩm ướt, khả năng tích nước tốt, do đó càng gia tăng tình trạng ẩm ướt, khiến cho tốc độ đầm lầy hóa càng diễn ra nhanh chóng. Có một bộ phận thảo nguyên phía tây Tứ Xuyên Trung Quốc chính là được hình thành từ những khu rừng như vậy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ