Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà được chú ý trong cả giai đoạn thiết kế và xây dựng vì nó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng nói chung và là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo mái nhà nói riêng.
Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà ?
Khi xây dựng thi công hệ thống mái nhà đều sẽ chú ý và tính toán đến việc lắp đặt hệ thống thoát nước trên mái, kể cả mái dốc hay mái bằng. Hệ thống thoát nước được xây dựng ở bất kì công trình nào có mái vì rất nhiều nguyên nhân và nó vô cùng quan trọng, thường thì đó là một phận của cấu tạo hệ thống mái. Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái ?
Mái nhà là bộ phận có khả năng giáp với công trình bên cạnh nhất, nếu không làm hệ thống thoát nước mưa trên mái nhàrất có thể nước mưa chảy sang đất nhà kề bên giống như không khống chế được dòng chảy nước mưa trên mái và được đổ xuống tùy tiện. Nếu bố trí hệ thống thoát nước hợp lý thì sẽ khống chế được dòng chảy một cách hợp lý.
Hệ thống thoát nước trên mái sẽ làm cho nước mưa không đọng lại trên mái và không bị thấm dột vào trong nhà.
Nếu nước mưa ứ đọng trên mái sẽ gây ra ẩm mốc làm cho vật liệu kết cấu mái bị giảm độ bền vững, giảm tuổi thọ nhanh chóng.
Nước mưa đọng trên mái làm giảm tính thẩm mĩ của ngoại thất ngôi nhà.
Không có hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà, rác cùng với nước mưa sẽ cùng bị ứ đọng, lâu ngày sinh ra mất vệ sinh và tạo điều kiện cho dịch bệnh sinh sôi, phát triển…
Hiện nay mục đích sử dụng mái rất đa dạng, đặc biệt là mái bằng có thể thiết kế sân thượng thành vườn cây, góc giải trí, góc làm việc, sân phơi…Nếu như không có hệ thống thoát nước sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của gia đình.
Tổ chức hệ thống thoát nước trên mái nhà – Mái dốc
Máng thu nước của mái dốc (sênô) thường được đặt ở vị trí viền mép mái. Nước mưa chảy theo mái dốc vào máng xối (nếu có) xuống máng thu dưới mép mái, sau đó chảy dốc về phía phễu thu rồi xuống ống thu đứng để chảy ra cống thoát nước. Phần bên ngoài như bộ mặt của ngôi nhà thì cái máng xối chính là lưỡi mày trên bộ mặt đó. Nó vừa giúp ngăn nước chảy vừa là nét trang điểm mang lại cái duyên cho ngôi nhà. Tùy theo quy mô và cấp công trình, máng thu có thể làm từ đơn giản đến kiên cố như bằng tôn hay bê tông cốt thép.
Hiện nay, với những công trình có kiến trúc sư đảm nhận, hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà thường được thiết kế đầy đủ, có chỉ định chất liệu, hình dáng, kích thước, màu sắc. Cũng có một số ngôi nhà phải làm bổ sung hệ thống thoát nước này do không có thiết kế đồng bộ từ ban đầu, nhưng không nhiều.
Vật liệu phổ biến hiện nay là tôn mạ màu (sơn tĩnh điện). Loại này được các hãng tôn bán ra có một số màu sắc nhất định để chọn lựa.Ưu điểm của nó là đẹp, không sét gỉ. Còn cách làm cũ của những người thợ hàn tôn thiếc chỉ thích hợp với các nhà phố hoặc những công trình nhà ở đầu tư thấp, không được chú trọng lắm về mỹ thuật. Có thể chọn bê tông, máng xối bằng tôn hoặc không làm máng xối để nước chảy tự do. Với hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà thì hình thức nào cũng có cái lợi, cái hại riêng. Vấn đề là nên chọn cái nào cho phù hợp nhất về kỹ thuật, thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi thiết kế, kiến trúc sư phải quan tâm đến việc thể hiện, chọn hình thức cho phù hợp với ngôi nhà. Nếu nhà còn đất thì ốp máng xối bên ngoài viền mái còn nếu hết đất thì phải cắt mái bên trong để đặt máng xối.
Máng nước (seno) phải đảm bảo độ dốc i = 2% về phía phễu thu.
Tổ chức hệ thống thoát nước mưa cho mái nhà – Mái bằng
Tạo độ dốc thoát nước mưa cho mái bằng
Để tạo độ dốc khoảng 2% ÷ 5%, thường có 2 cách:
- Kết cấu chịu lực được tạo nghiêng hoặc kết cấu chịu lực được tạo phẳng có thêm lớp điều chỉnh độ dốc: Phần kết cấu chịu lực là bêtông cốt thép toàn khối, có thể tạo bằng dầm nghiêng cũng có thể dùng các độ cao đầu cột đặt dầm để đạt tới độ nghiêng của sàn mái. Bố trí hệ thống thoát nước mưa trên mái bằng, nếu kết cấu chịu lực của các panen đúc sẵn bố trí theo hướng ngang nhà thì thường tường dọc ở giữa xây cao hẳn lên, hoặc dầm đặt cao theo độ dốc yêu cầu của mái.
- Kết cấu chịu lực nằm phẳng ngang, sau đó làm thêm lớp tạo dốc bên trên: Khi panen bố trí theo hướng dọc nhà (trường hợp gác lên dầm ngang) có thể làm dầm tiết diện thay đổi thích ứng theo chiểu nước chảy hoặc có thể gác lên dầm nghiêng. Khi gác lên tường chịu lực có thể xây tường ngang theo độ dốc của mái.
Ngoài ra cũng có thể làm kết cấu chịu lực tạo sàn phẳng, bên trên dùng vật liệu nhẹ để điều chỉnh tạo độ dốc.
Tổ chức hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu mái bằng
Phải thiết kế seno (máng nước BTCT) dưới viền mái nước mưa từ mặt mái chảy xuống seno, rồi từ sênô chảy dốc về phía phễu thu có rọ chắn rác (độ dốc i = 1 đến 2%), đi xuống ống đứng tới mặt đất và chảy ra cống.
Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng hệ thống rút nước mưa trên mái có thể bố trí ở trong hoặc ngoài. Đối với những công trình thấp, ở những khu vực ít mưa có thể cho chảy tự do không cần máng. Đối với những công trình cao hoặc mái đua hẹp, nước mưa trên mái được tập trung vào máng, theo đường ống dẫn và cống rãnh thoát ra khỏi cổng trình.
Thoát nước mưa bên trong nhà là giải quyết thu nước mưa trên mái tập trung vào các ống đứng ở phía trong nhà, ống rút nước trong nhà sẽ dẫn đến mạng lưới thoát ở dưới đất. Nói chung ống dẫn nước chỉ nên đi thông qua những phồng thứ yếu được cấu tạo hoặc kín hở tuỳ theo các trường hợp cụ thể. Hệ thống thoát nước mưa trên mái bên trong nhà thường có cấu tạo phức tạp và khi sinh ra dột sẽ khó sửa chữa. Một ống nước đứng 100mm có thể phục vụ một diện tích mái từ 70 + 120m2 tuỳ lượng mưa từng địa phương.
Cấu tạo sênô, phễu thu và ống đứng
Cấu tạo Sênô :
- Có thể làm BTCT lắp ghép kiểu panen chữ U hoặc BTCT toàn khối (thường làm hơn vì đảm bảo chống thấm ít).
- Lòng sênô phải đảm bảo có chiều sâu chứa nước tối thiểu là 200mm và chiều rộng tối thiểu là 200mm, trát vữa xi măng cát mác 50, đánh màu xi măng nguyên chất và tạo độ dốc i = 1 đến 2% về phía phễu thu.
- Là một bộ phận của hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà, dọc theo chiều dài sênô, cách khoảng 10m cần đặt 1 ống trần ø30 ÷ ø50mm cao cách mặt đáy sênô khoảng 200 ÷ 250mm.
- Nếu là sênô lắp ghép thì chú ý vị trí giáp nhau giữa mép sênô và mái phải được xử lý bằng lớp bê tông chống thấm và phải cao hơn vị trí ống trần lớn hơn hoặc bằng 10cm.
Phễu thu và lưới chắn rác
- Phễu thu là bộ phận đầu tiên của hệ thống đường ống thu nước mưa, đặt ở vị trí thuận lợi trong sênô để thu nước mưa vào ống đứng mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc của ngôi nhà.
- Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà với phễu thu là là 1 đoạn ống phía trên miệng loe rộng để thu nước nhanh từ sênô chảy vào, và phía dưới là một đoạn ống tròn thẳng để nối tiếp với ống đứng đi xuống (đoạn nối có cấu tạo hình bát thu, đoạn trên lồng vào bát thu dưới).
Trên miệng phễu thu được lắp dưới chắn rác, thường được đan bằng nan thép thành hình cầu hoặc là các tấm bằng gang có đục lỗ hay xẻ rãnh.
Ống đứng: là đoạn ống nối tiếp từ phễu thu đi xuống đất. Thường có đường kính ống lớn hơn hoặc bằng 100mm.
Thông thường tính sơ bộ cứ 100m2 mái cần 1 ống đứng ø100. Vậy cần chú ý để bố trí trên mặt bằng và mặt đứng cho đảm bảo thẩm mĩ của ngôi nhà.