Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Khu nhà vệ sinh là công năng không thể thiếu trong bất kì công trình kiến trúc nào, đặc biệt là công trình nhà dân dụng. Với tính chất trong môi trường ẩm ướt nên các lớp cấu tạo sàn vệ sinh phải được đảm bảo hoàn thiện và đúng kỹ thuật, đặc biệt là công đoạn chống thấm, thoát nước, chống trơn trượt rất quan trọng. Để có cách thi công nhà vệ sinh hiệu quả, chúng ta cần am hiểu các lớp cấu tạo sàn vệ sinh một cách đầy đủ.
Sàn ở khu vực thường xuyện bị ẩm ướt vì tiếp xúc với nước hoặc các chất lỏng có khả năng xâm thực, gây tác hại đến vật liệu, đường ống, kết cấu chịu lực sàn…như khu vệ sinh, bếp, phòng thí nghiệm….do đó sàn cần phải được cấu tạo có tác dụng chống thấm.Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Những đặc điểm các lớp cấu tạo sàn vệ sinh phù hợp với môi trường đặc trưng

Sàn nhà vệ sinh phải được đảm bảo không thấm nước lên tường, xuống tầng dưới và sang các phòng xung quanh, không tràn nước ra bên ngoài và thoát nước tốt nên các lớp cấu tạo sàn vệ sinh phải hợp lý để tránh điều này.
Theo biện pháp thi công thì có thể chia sàn nhà vệ sinh thành 2 loại là sàn chống thấm toàn khối (đổ tại chỗ) và sàn chống thấm lắp ghép. Sàn đổ tại chỗ có khả năng chống thấm cao hơn và ổn định hơn nên được sử dụng rộng rãi còn sàn lắp ghép thì có độ chống thấm không cao và không ổn định nên ít được sử dụng.

Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh toàn khối (đổ tại chỗ)

Sàn nhà vệ sinh được cấu tạo bởi các lớp: lớp áo sàn, lớp tạo dốc, lớp kết cấu chịu lực và lớp trần sàn.Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Bản vẽ các lớp cấu tạo sàn vệ sinh đổ tại chỗ gồm 4 lớp cơ bản

Lớp áo sàn (lớp mặt sàn)

Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Trong các lớp cấu tạo sàn vệ sinh thì mặt sàn là lớp đầu tiên được chú trọng và tính toán cẩn thận

Để đảm bảo yêu cầu chống thấm nước thật tốt thì trước tiên vật liệu làm áo sàn là vật liệu cách nước tốt (xi măng cát, gạch xi măng, gạch gốm men sứ…). Nếu lớp áo sàn là xi măng cát toàn khối thì nên thi công thành 2 lớp, lớp dưới dày 2cm sau khi se mặt rồi mới làm lớp trên bằng vữa xi măng cát vàng tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3 (theo thể tích). Trong các lớp cấu tạo sàn vệ sinh thì mặt sàn rất quan trọng, có thể tăng tính chống thấm bằng cách pha trộn thêm theo trọng lượng của xi măng các chất phụ gia chống thấm (natri aluminat, sắt clorua…).
Lớp mặt sàn có tác dụng làm sạch đẹp bảo vệ cho lớp tạo dốc, thường được làm bằng các loại gạch chống trơn vì mặt sàn thường xuyên có nước sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là người già.
Mặt sàn vệ sinh thường làm thấp hơn so với mặt nền hay mặt sàn từ 5 ÷ 10cm để tránh tràn nước từ vệ sinh ra các không gian khác.

Lớp tạo dốc

Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Độ dốc sàn nhà vệ sinh không thể thiếu vì nó giữ cho môi trường nhà vệ sinh luôn khô ráo tránh ẩm mốc

Lớp tạo dốc không thể thiếu vì nó có tác dụng giúp cho mặt sàn không bị đọng nước, luôn khô ráo. Lớp tạo dốc thường được làm bằng bê tông than xỉ, bê tông gạch vỡ hay cát, đánh độ dốc từ 1 – 1,5% hướng về miệng thu nước.Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh với lớp tạo dốc nghiêng về phía ống thoát nước

Lớp kết cấu chịu lực

Được làm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 200, dầy 80 – 100mm.
Đối với các lớp cấu tạo sàn vệ sinh thì lớp chịu lực của sàn cũng cần cách nước tốt. Nếu là sàn bê tông cốt thép toàn khối thì phải ngâm nước xi măng sau khi đổ sàn xong cho đến khi không còn thấy dột nữa. Nước xi măng pha trộn theo tỷ lệ 5kg xi măng trong 1 m2 nước, ngày quấy trộn 3 lần, bảo đảm mức nước cao 8 ÷ 10cm. Chỗ sàn tiếp xúc với tường cũng như với các đường ống kỹ thuật nên có be cao lên 15 ÷ 20cm, bốn hàng gạch chân tường từ mặt sàn lên nên xây bằng vữa xi măng cát, trên mặt tường bên trong phòng cũng cần ốp gạch men hay trát láng cao tối thiểu là 1,2m để tránh nước ngấm qua tường làm ẩm và ố tường. Bố trí dầm trong khu vực vệ sinh phải chú ý kết hợp với tường ngăn.

Lớp trần sàn

Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh cũng được thể hiện trong hồ sơ kỹ thuật thi công với sự tính toán kỹ lưỡng

Có tác dụng làm sạch, đẹp và bảo vệ cho lớp kết cấu chịu lực. Thường được trát bằng vữa ximăng mác 75 dày 10. Với trường hợp yêu cầu làm trần phẳng và che các đường ống kỹ thuật thì có thể làm trần giả bằng nhựa hay các loại vật liệu khác.Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh cần kết hợp với các biện pháp chống thấm

Để tránh nước thấm lên tường và sang các phòng xung quanh, có thể đổ gờ chống thấm bằng bêtông cốt thép liền với lớp kết cấu chịu lực, dầy 40, cao 200. Để tránh nước thấm xuống tầng dưới có thể ngâm nước ximăng cho lớp kết cấu chịu lực với tỷ lệ ngâm 5kg ximăng / 1m3 nước, ngâm cho tới khi nào nước không ngấm qua sàn xuống tầng dưới được thì thôi (thường khoảng một tuần). Hoặc chống thấm bằng các loại keo, sơn chống thấm… Đối với nhà có dầm khung, thường hạ sàn vệ sinh thay cho gờ bêtông chống thấm.

Cấu tạo sàn vệ sinh kiểu lắp ghép

Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh kiểu Lắp ghép sử dụng tấm đan bê tông cốt thép

Có các lớp cấu tạo và yêu cầu tương đối giống với sàn đổ tại chỗ nhưng trong các lớp cấu tạo sàn vệ sinh kiểu lắp ghép thì lớp kết cấu chịu lực thường dùng tấm đan bê tông hay panen chữ U làm thêm một lớp bê tông cốt thép chống thấm dày 4cm mác 200 có ngâm nước xi măng như trên. Không nên dùng Panen hộp vì thi công phức tạp và không kinh tế.
Để tránh nước thấm lên tường, bảo đảm chống thấm ở vùng quá độ giữa sàn và tường thì cần đặc biệt chú ý đến tính an toàn khi gia cố lưới thép ở chỗ giao tiếp của lớp chống thấm nằm ngang và thẳng đứng bằng cách cấu tạo lớp vữa xi măng cát, lưới thép ăn sâu vào tường và vượt lên cao khỏi mặt sàn từ 15 ÷ 200cm.

Yêu cầu thiết kế sàn nhà vệ sinh

  • Vật liệu làm mặt sàn nhà vệ sinh đảm bảo không trơn trượt, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu an toàn và hiệu quả cao như sàn gỗ công nghiệp trống trơn, gạch men chống trơn, gạch sỏi… nhưng đảm bảo tính thẩm mĩ cao.

Các lớp cấu tạo sàn khu nhà vệ sinh

Sử dụng gạch đá sỏi chống trơn để sàn nhà vệ sinh sạch sẽ, an toàn
  • Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt để không bị ứ đọng nước, luôn sạch sẽ, khô ráo vì nhà vệ sinh rất hay bị ẩm mốc và có mùi hôi. Như vậy, các lớp cấu tạo sàn vệ sinh đặc biệt là mặt sàn phải có độ dốc nhất định phù hợp.
  • Mặt sàn vệ sinh làm thấp hơn so với mặt sàn nhà để không làm tràn nước sang các không gian khác.
  • Đảm bảo kết cấu chịu lực tốt với chất lượng vật liệu, bố trí dầm móng, cốt thép phù hợp và liên kết với các chất liệu chống thấm tốt.
  • Đảm bảo chống thấm đạt hiệu quả cao nhất. Có thể dùng một lớp phụ gia chống thấm dưới bề mặt sàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ