Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại và gần gũi tự nhiên, sàn gỗ trở thành loại vật liệu lát sàn phổ biến trong các công trình nhà dân, biệt thự bên cạnh sàn lát gạch. Để có sự lựa chọn tốt nhất cho công trình, chúng ta cần biết được chi tiết cấu tạo sàn gỗ và đặc điểm kết cấu chịu lực của nó xem có phù hợp hay không, có bền hay không.

Đặc điểm kết cấu chịu lực của sàn gỗ

Kết cấu chịu lực của sàn gỗ là một hệ thống các dầm gỗ đặt cách đều và song song theo phương ngang hay dọc nhà. Trường hợp khẩu độ lớn thường có các dầm chính và dầm phụ (dầm phụ vuông góc với dầm chính). Tuy nhiên chỉ áp dụng khi khẩu độ dầm ≤ 4.Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Bản vẽ hệ dầm sàn gỗ thể hiện chi tiết cấu tạo sàn gỗ và kết cấu chịu lực
  • Dầm chính thường cách nhau 3 ÷ 4m, đặt theo phương ngắn của phòng, tiết diện dầm thường có tỷ lệ cao/rộng là 1,5 ÷ 1 đến 3,5 ÷ 1, chiều cao dầm thường từ 1/15 ÷ 1/20 chiều dài dầm.
  • Tìm hiểu chi tiết cấu tạo sàn gỗ sẽ thấy các dầm phụ thường đặt cách nhau 70, 80, 90, 100cm.
  • Tiết diện dầm thông thường là hình chữ nhật đứng, ngoài ra còn có thể làm các dầm ghép.
  • Liên kết giữa đầu dầm với dầm vuông góc thường làm liên kết mộng đuôi én.
  • Lớp mặt sàn thường là các tấm gỗ ván được đặt trực tiếp lên dầm, liên kết đinh. Cách ghép giữa các tấm thường làm mộng hèm âm dương. Còn cách lát ván sàn có nhiều cách: lát thẳng song song, lát chéo hình chữ chim lát theo kiểu đan phên…tuy nhiên chi tiết cấu tạo sàn gỗ không đổi.

Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Bản vẽ chi tiết trát trần gỗ và ốp chân tường

Liên kết giữa đầu dầm với tường thường có 3 cách:

  • Gối lên bờ tường với các tường trong, các đầu dầm đối đầu được giằng với nhau bằng thanh thép dẹt khoan lỗ đóng đinh.
  • Gối vào hốc tường với trường hợp các tường bao ngoài sàn (chú ý chống ẩm từ ngoài thấm vào).
  • Gối lên gờ tường bằng BTCT

Một số chú ý với những chi tiết cấu tạo sàn gỗ khi liên kết đầu dầm với tường:Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ thể hiện cách liên kết đầu dầm với tường
  • Cần liên kết neo đầu dầm với tường cho chắc, thường dùng thép dẹt hoặc thép góc.
  • Có biện pháp chống ẩm, chống mối mọt cho đầu dầm (thường tấm dầm chống mối mọt phần đầu dầm 30 ÷ 40cm, bọc giấy dầu chống ẩm…)
  • Không được gác dầm gỗ lên tường ống khói, nếu bắt buộc có dầm tại vị trí này thì phải gác vào một dầm phụ trung gian.
  • Khi chiều cao dầm lớn cần cấu tạo các thanh giằng theo hệ thống bắt chéo chữ X để tăng cường độ ổn định của hệ dầm.

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ và đặc điểm các loại sàn gỗ

Sàn gỗ hiện nay có 4 loại sàn phổ biến như sau: sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ nhựa và sàn gỗ ngoài trời. Do có mục đích sử dụng và vị trí lắp đặt khác nhau nên 4 loại này cũng có những đặc điểm cấu tạo khác nhau nhằm thích nghi tốt nhất với môi trường lắp đặt.

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ tự nhiên như thế nào ?

Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ tự nhiên đơn giản
  • Nguyên liệu chính: Sàn gỗ tự nhiên được cấu thành chú yếu từ các cây gỗ lâu năm quý hiếm. Sau khi được đưa về nhà máy sẽ được đưa vào máy cắt theo kích thước đã được quy định sẵn.
  • Các lớp chi tiết cấu tạo sàn gỗ tự nhiên: Bề mặt thanh gỗ được phủ 6 lớp UV hoặc PV nhằm giúp cho sàn gỗ giữa được màu sắc lâu hơn và bóng đẹp theo thời gian. Ngoài ra sàn gỗ tự nhiên còn có thêm các lớp phụ nhằm có tác dụng chống trầy xước và mài mòn.
  • Hèm khóa: được thiết kế đơn giản vì chú yếu sử dụng keo làm chất kết dính khi thi công lắp đặt sàn gỗ.

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Các mẫu sàn gỗ công nghiệp với vẻ đẹp thẩm mĩ đa dạng

Nguyên liệu chính: Sàn gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu chính đó là gỗ HDF. Gỗ HDF được làm chủ yếu từ gỗ tự nhiên nguyên khối. Gỗ tự nhiên này sẽ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000ºC – 2000ºC, sau khi được xử lý cho đến khi hết nhựa và nước sẽ tiến hành xay thành bột. Bột gỗ sẽ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Sau đó được ép dưới áp suất cao (850 – 870kg/cm2) để tạo thành tấm gỗ HDF đạt yêu cầu.Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Sơ đồ chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Các lớp chính: chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp bao gồm 4 tầng cơ bản
Tầng 1 : Lớp phủ bề mặt: Tầng này là lớp bề mặt của một vật liệu đặc biệt trong suốt cung cấp cho một sự ổn định tốt hơn, nhưng cũng làm việc để bảo vệ tầng hai dưới tác dụng từ bên ngoài. Ngoài ra lớp bề mặt này cũng cải thiện khả năng chống nước, chống trầy xước và va đập. Nó cũng làm giảm bụi và vi khuẩn giúp duy trì độ tin cậy và vệ sinh dễ dàng hơn cho sàn gỗ cứng.
Tầng 2 : Lớp cơ sở và lớp trang trí: giấy hoặc phim mẫu vân gỗ hoặc họa tiết có tính chất tương tự, dưới sự bảo vệ của tầng 1 thì độ bền của lớp màu trong khi sử dụng là rất ấn tượng. Đây cũng là lớp hạt gỗ hoa văn đa dạng được thương hiệu riêng thiết kế để phù hợp với từng hệ thống nội thất khác.
Tầng 3 : Lớp cốt gỗ: Đây được coi là thành phần quan trọng nhất trong những chi tiết cấu tạo sàn gỗ công nghiệp, bột gỗ tự nhiên, thành phần chủ yếu lâu năm là cơ sở của lõi HDF (khoảng 85%), với sự hỗ trợ của phụ gia tổng hợp cùng bột gỗ giúp sàn gỗ công nghiệp có độ cứng lớn hơn, cải thiện độ bám dính và độ bền của sàn gỗ công nghiệp
Tầng 4 : lớp đế: tấm lót có hiệu lực lót chống biến dạng, mối và tạo độ ổn định của các thuộc tính toàn bộ sàn. Nó cũng làm giảm độ ẩm cho sàn gỗ
Hèm khóa: Sàn gỗ công nghiệp chỉ cần liên kết các hèm khóa lại là đã có thể có được sàn nhà thằng tắp mà không cần sử dụng đến keo kết dính. Có các loại hèm khóa tiên tiến như hèm khóa R-click, Tap &Go,.

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ nhựa

Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Mẫu sàn gỗ nhựa với màu sắc đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Sàn gỗ nhựa là loại vật liệu có khả năng chống nước cực kì tốt, có thể vượt trội hơn cả sàn gỗ công nghiệp.
Nguyên liệu chính: được làm từ nhựa PVC
Các lớp chính: chi tiết cấu tạo sàn gỗ nhựa gồm 5 lớpKết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ gồm 5 lớp cơ bản

Lớp 1: lớp phủ bề mặt : Được làm từ hợp chất đặc biệt có tác dụng bảo vệ bề mặt.
Lớp 2: Lớp áo
Lớp này có tác dụng giúp bảo vệ sàn gỗ toàn diện, hạn chế các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lên sàn gỗ.
Lớp 3: Lớp tạo màu: Có tác dụng tạo nên màu sắc cho gỗ và kiểu dáng của vân gỗ.
Lớp 4: Lớp lót PVC, được hình thành từ 90% nhựa PVC giúp sàn gỗ không bị cong vênh khi thời tiết thay đổi.
Lớp 5: Lớp đế là lớp quan trọng trong các chi tiết cấu tạo sàn gỗ nhựa
Lớp này giúp cho sàn gỗ chống hiện tượng thấm ngược do hơi ẩm từ sàn nhà bên dưới bốc lên. Đồng thời có tác dụng gia tăng khả năng kết dính keo của sàn gỗ với sàn nhà.
Hèm khóa: Sàn gỗ nhựa thông thường được kết dính với nhau và sàn nhà bằng keo nhưng cũng có một số loại được kết dính với nhau bằng hèm khóa.

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ ngoài trời

Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Mẫu sàn gỗ ngoài trời được làm từ sơ gỗ và nhiều chất phụ gia khác

Sàn gỗ ngoài trời được làm từ nguyên liệu chính đó là nhựa gỗ hay còn gọi là WPC. So với truyền thống sử dụng gỗ tự nhiên trong ứng dụng làm vật liệu xây dựng thì nhựa gỗ hiện nay vẫn còn là một loại vật liệu rất mới mẻ, nhưng nó có thể thay thế gỗ trong hầu hết trường hợp không chịu lực.
Chi tiết cấu tạo sàn gỗ ngoài trời được hình thành từ hơn 50% sơ gỗ: như mạt cưa, sợi bột giấy, vỏ đậu phộng, tre, nứa, trấu…và gần 30% sợi nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC, PP…) Cuối cùng là kèm theo một số chất phụ gia, chất kết dính và chất tạo màu.Kết cấu chịu lực cấu tạo sàn gỗ công trình xây dựng

Chi tiết cấu tạo sàn gỗ ngoài trời với thành phần cụ thể

Phân loại sàn gỗ ngoài trời:
Sàn gỗ ngoài trời có các loại như: sàn gỗ ngoài trời đặc và sàn gỗ ngoài trời rỗng

  • Sàn gỗ ngoài trời đặc: là loại đặc nguyên thanh có kích thước 140 x 20 2200mm.
  • Sàn gỗ ngoài trời rỗng: là loại thanh ván gỗ có lõi rỗng, vỡi kích thước 140 x 30 x 2200 mm.

Chiếm một vị trí quan trọng trong thế giới vật liệu ốp lát, sàn gỗ ngày càng đa dạng và phong phú về chất lượng, màu sắc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Với sự khác nhau về đặc điểm chi tiết cấu tạo sàn gỗ và kết cấu chịu lực,chắc chắn chúng ta sẽ biết được nên sử dụng loại sàn gỗ nào hay loại vật liệu nào cho các công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ