Tại sao cốt thép trong cấu kiện xây dựng lại nối lại với nhau

Bê tông cốt thép là kết cấu chủ đạo trong ngành xây dựng công trình. Đó là sự kết hợp giữa những thế mạnh khác nhau của hai loại vật liệu là cốt thép và bê tông để tạo thành một loại vật liệu kết cấu có những đặc tính phù hợp với kết cấu công trình. Trong đó, cốt thép đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định đến khả năng chịu lực của một cấu kiện kết cấu. Vì những lí do khác nhau liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt cốt thép nên các thanh thép cốt bê tông luôn bị khống chế về chiều dài ngắn hơn chiều dài của kết cấu. Do vậy, việc nối các thanh cốt thép luôn xảy ra trong mọi công trình xây dựng và trên phạm vi rộng lớn.Tại sao cốt thép trong cấu kiện xây dựng lại nối lại với nhau
Việc nối cốt thép sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công và tăng cường hiệu quả đầu tư của các dự án.

Trong xây dựng nối thép gồm những cách nối thép sau

Muốn có những thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt thép ngắn thì phải nối chúng lại với nhau

Nối cốt thép xây dựng bằng phương pháp hàn điện.

Tại sao cốt thép trong cấu kiện xây dựng lại nối lại với nhau
Đối với cách nối thép bằng hàn điện trong xây dựng thì người ta chia ra 4 cách nối cốt thép khác nhau.

  • Nối đối đầu.
  • Nối ghép chập.
  • Nối ghép táp.
  • Nối ghép máng.
  • Những cốt thép có đường kính trên 16mm nên nối theo kiểu đối đầu bằng phương pháp hàn tiếp xúc đỉnh.
  • Những cốt thép trơn, gai nhỏ hơn 16mm, không nối theo kiểu đối đầu được thì nối theo kiểu ghéo chập hoặc ghép táp.
  • Những cốt thép kéo nguội chỉ được buộc ghép chập, không được hàn, hoặc nối trước rồi mới kéo nguội.
  • Những cốt thép có đường kính từ 12mm trở lên nên nối theo kiểu ghép máng. Kiểu nối này làm giảm lượng thép 7-8 lần, giảm điện năng 2,5 lần, nâng năng suất thợ hàn lên 3-4 lần so với hàn hồ quang thông thường.

Nối thép xây dựng bằng phương pháp thủ công kẽm buộc

buộc nối thép bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ các quy tắc sau:Tại sao cốt thép trong cấu kiện xây dựng lại nối lại với nhau

Phương pháp nối cốt thép thủ công

Đối với thép trơn: trong xây dựng cách nối thép sẽ làm như sau:

  • Đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt chập lên nhau một đoạn dài 30-45d, dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn.
  • Đặt ở vùng bê tông chịu nén thì không cần uốn móc, nhưng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài 20-40d.

Đối với thép gai: nguyên tác nối thép trong xây dựng được giải quyết như sau:

  • Đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài từ 30-45d.
  • Đặt ở vùng bê tông chịu nén thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải từ 20-40d.

Nối thép xây dựng bằng phương pháp nối ren cơ khí

Phương pháp nối cốt thép bằng ống ren xuất phát từ công nghệ liên kết bu lông trong cơ khí. Công nghệ nối ren từ lâu đã được áp dụng cho hầu hết các công trình cao tầng và các công trình có quy mô lớn, quan trọng thay cho các phương pháp nối chồng thủ công.Tại sao cốt thép trong cấu kiện xây dựng lại nối lại với nhau
Các thanh cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép được khai thác chủ yếu về khả năng chịu lực kéo hoặc nén dọc trục. Mặc dù khả năng chịu cắt của cốt thép đôi khi được kể đến trong một số lý thuyết tính toán, song đều đi đến kết luận là có ảnh hưởng không đáng kể và thường được bỏ qua trong tính tóan thiết kế. Quan điểm mới về nối cốt thép cho rằng việc nối các thanh cốt thép sẽ không thuộc phạm vi của kết cấu bê tông cốt thép nếu như đảm bảo được rằng mối nối không làm thay đổi trạng thái làm việc của cốt thép và có cường độ cao hơn khả năng chịu lực bản thân thanh thép. Điều đó được chứng minh qua các thí nghiệm kéo đứt cốt thép mà vị trí phá hoại nằm ngoài mối nối và xảy ra đối với thanh thép cơ bản, đồng thời các yêu cầu về biến dạng vẫn được đảm bảo.
Các thanh thép nối được liên kết đối đầu với nhau thông qua một ống nối đã được ren sẵn mặt bên trong. Ống nối có ren được sản xuất trong nhà máy dưới sự kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các chỉ tiêu về cường độ và biến dạng của mối nối phù hợp với yêu cầu. Đầu các thanh thép nối được ren tại công trường bằng máy tiện ren chuyên dụng và được giám sát về chiều dài ren, bước ren, chiều sâu ren, chất lượng đường ren…phù hợp với tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. Yêu cầu của phương pháp nối ren là đảm bảo không làm giảm yếu khả năng chịu lực của thanh thép.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ