Đá hồng ngọc được hình thành như thế nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Chắc bạn từng thấy: khi máu gà nhỏ giọt vào rượu hoặc trên phiến gạch trắng sẽ hình thành hình vết loang rất đẹp.

Đá ngọc sáng mờ phối với thần sa màu đỏ (quặng thủy ngân) thì trên bề mặt đá ngọc sẽ hình thành màu hồng ngọc tươi rói, người ta gọi là đá rubi.

Núi Ngọc Nham ở huyện Sương Hoá tỉnh Chiết Giang có nhiều loại đá hồng ngọc này. Đó là loại đá dùng làm nguyên liệu điêu khắc rất tốt. Đá hồng ngọc ở đỉnh núi Sùng Sơn cao hơn mặt biển 1000 m, giáp giới giữa hai tỉnh An Huy và Chiết Giang do núi lửa phun cách đây hơn 100 triệu năm hình thành. Bụi đá của đá lửa ngưng kết lại ở phần trên, sau đó dưới tác dụng của khí và nước của núi lửa phun ra, xâm thực biến thành đá ngọc dạng mỡ. Qua một vài vạn năm sau, ở đây lại phát sinh vỏ đất vận động khiến cho nham thạch sản sinh những vết nhăn và khe nứt, nước quặng lưu huỳnh hoá thủy ngân dưới đất trong quá trình phun lên ngấm vào các khe nứt, hai loại màu sắc đó ngưng kết làm một hình thành một loại nham thạch mới, đó chính là đá hồng ngọc.

Đá hồng ngọc nằm sâu dưới núi, vì trữ lượng ít nên không bị con người phát hiện. Đến đời Minh có người ngẫu nhiên khai thác được, đem về gia công trở thành đồ trang sức đẹp. Đến đời Thanh đá hồng ngọc được quan lại và quý nhân ở trong Hoàng cung dùng làm ấn triện. Quan lại ở vùng đó còn sưu tập đá hồng ngọc, chọn những viên đẹp nhất làm lễ phẩm cống lên quan trên.

Tục ngữ nói: “Vật hiếm thì quý”. Muốn làm cho quặng thần sa biến thành đá hồng ngọc thì đó là việc rất khó. Đá hồng ngọc vốn đã rất ít lại trải qua mấy trăm năm khai thác cho nên nguồn quặng ngày càng cạn kiệt. Ngày nay trong dân gian đá hồng ngọc không nhiều, cho nên những thứ đang lưu thông trên thị trường giá đắt gấp hàng trăm lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ