Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn Bắc Cực?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Nam Cực và Bắc Cực là những vùng lạnh nhất trên Trái Đất. Ở đó quanh năm gió lạnh thổi ù ù, đầy trời băng tuyết, là một thế giới màu trắng bạc. Nhưng so sánh hai vùng này, khí hậu Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực, quanh năm sông băng cũng nhiều hơn. Ở Nam Cực, bình quân nhiệt độ hằng năm -56°C, hơn nữa nhiệt độ thấp nhất có thể đạt đến -88,3°C, tháng 7 lạnh nhất nhiệt độ bình quân -70°C đến -20°C, tháng giêng ấm nhất nhiệt độ bình quân dưới 0°C là vùng lục địa lạnh nhất trên thế giới. Còn ở Bắc Cực là vùng biển, tháng giêng lạnh nhất nhiệt độ bình quân -40°C đến -20°C, tháng 7 – 8 là mùa ấm nhất, nhiệt độ bình quân dưới 8°C. Thời tiết ở miền Trung Bắc Băng Dương ấm hơn xung quanh. Khu vực lạnh nhất ở Xibêri của nước Nga nhiệt độ thấp nhất là – 68°C.

Theo khảo sát, độ dày bình quân của lớp băng ở Nam Cực là 1700 m, chỗ dày nhất vượt quá 4000 m, tổng thể tích sông băng khoảng 28 triệu m3, được gọi là thế giới băng tuyết, còn ở Bắc Cực diện tích sông băng ít hơn Nam Cực rất nhiều, nói chung độ dày chỉ từ 2 – 4 m, tổng thể tích sông băng chưa đến 1/10 so với Nam Cực.

Nam Cực và Bắc Cực đều ở hai cực Trái Đất, vĩ độ thấp như nhau, thời gian Mặt Trời chiếu sáng rất ngắn và góc độ giống nhau. Vậy vì sao băng ở Nam Cực lại nhiều hơn so với Bắc Cực?

Đó là vì ở Nam Cực có một vùng lục địa rất lớn, được gọi là lục địa thứ 7 của thế giới, diện tích khoảng 14 triệu km2. Lục địa khả năng chứa nhiệt không lớn, nhiệt lượng mùa hè thu được bị bức xạ rất nhanh, cho nên băng nhiều. Sông băng ở vùng lục địa từ trên cao đổ ra bốn phía, ở vùng giáp biển gãy thành nhiều mảng băng lớn trôi nổi trên mặt biển chung quanh lục địa, hình thành những tảng băng và núi băng rất lớn. Khu vực Bắc Cực, Bắc Băng Dương chiếm diện tích rất lớn, khoảng 13,1 triệu km2, nhiệt dung của nước lớn, nó có thể hấp thụ một lượng nhiệt rất nhiều, sau đó nhả nhiệt ra dần, cho nên băng ở Bắc Cực rất ít, hơn nữa phần lớn băng đều tích luỹ trên đảo Grơnlen (Đan Mạch). Có người đã tính toán rằng tổng diện tích băng phủ trên mặt đất gần 16 triệu km2, ở Nam Cực chiếm trên 4/5. Nếu toàn bộ băng Nam Cực tan ra thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 m. Tất cả băng đều là nước ngọt, cho dù nước biển mặn như thế, nhưng một khi kết thành băng cũng sẽ biến thành nước ngọt. Băng ở Nam Cực rất nhiều, nên nước ngọt cũng nhiều. Theo tính toán tổng lượng nước ngọt chứa ở Nam Cực tương đương với 200 lần toàn bộ nước ngọt trên sông hồ của tất cả các châu cộng lại. Ngày nay có một số nước trên thế giới thiếu nguồn nước ngọt như ảrập Xêut, Mỹ, Chilê… cho nên các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm những biện pháp vận tải hiện đại để chở băng từ Nam Cực về nhằm giải quyết nạn thiếu nước và hạn hán của nước đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ