Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Những thuyền viên và ngư dân đánh cá trên biển lâu đời đều có kinh nghiệm phong phú. Để đối phó với gió lốc (áp thấp), họ thường căn cứ vào hướng gió để phán đoán trung tâm cơn lốc ở đâu. Biết được phương vị của trung tâm cơn lốc rồi là có thể kịp thời chủ động để phòng tránh.

Kinh nghiệm đơn giản để phán đoán phương vị trung tâm cơn lốc là: khi thuyền viên đứng chỗ trống trải trên boong tàu, khiến cho gió miền ngoài cơn lốc thổi vào sau lưng, lấy phương chính trước mặt là 0o thì trong khoảng từ 45o – 90o độ bên trái sẽ là phương vị của trung tâm cơn lốc lúc đó. Nếu lực yếu thì trung tâm nằm gần 45o, nếu lực gió mạnh trung tâm gần 90o. Thông thường khi sức gió dưới cấp 6 phương trung tâm cơn lốc có thể lấy 45o, gió cấp 8 lấy 67,5o, gió trên cấp 10 lấy 90o.

Vì sao dùng phương pháp căn cứ hướng gió này có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Đó là vì mùa hạ và mùa thu ảnh hưởng đến cơn lốc trên biển, đường kính cơn lốc phần nhiều lớn hơn 1000 km. trong phạm vi lớn như thế, sự phân bố hướng gió ở các vùng là rất có quy luật. Gió lốc là cột áp thấp, khí áp ở trung tâm nhỏ nhất. Khi không khí chung quanh tập trung vào cơn lốc sẽ chịu ảnh hưởng tự quay của Trái Đất, do đó hướng gió phải quay lệch đi một góc. Sự quay lệch này khiến cho gió từ chung quanh đổ vào cơn lốc luôn có hướng ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Nhưng vì càng gần với trung tâm cơn lốc thì lực gió tiếp tuyến càng mạnh, càng đi vào gần tâm gió càng
chuyển động tròn, cho nên góc kẹp giữa hướng gió với đường tiếp tuyến càng nhỏ.

Dựa vào nguyên lý đó ta có thể biết được: cho dù bạn đứng ở chỗ nào trong khu vực cơn lốc chỉ cần có gió thổi vào sau lưng thì trung tâm cơn lốc nhất định ở trong hướng từ 45o – 90o phía trước bên trái.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ