Quýt là một loại cây ăn quả sống ở vùng nhiệt đới châu Á, ưa khí hậu ấm và ẩm ướt. Khi nhiệt độ tăng lên 12.5°C, mỗi lần tăng 10°C lúc đó sự sinh trưởng và phát triển của cây quýt sẽ tăng lên gấp bội, nhưng nó cũng có những hạn chế . Khi nhiệt độ tăng lên 45°C, cây quýt sẽ bị cháy, nhiệt độ tăng cao lên 50,5°C, trong vòng 15~30 phút cây quýt sẽ bị chết vì quá nóng. Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp xuống đến -7°C, lá của cây quýt bị đông cứng lại; khi nhiệt độ hạ xuống -9°C cành cây bị đông cứng; khi nhiệt độ hạ xuống -10°C hoặc thấp hơn, cây quýt có thể bị chết vì quá lạnh thậm chí còn bị hủy diệt hoàn toàn. Vì thế, cây quýt chỉ có thể sống ở miền Nam Trung Quốc.
Ở các vùng ven biển phía bắc Thượng Hải, những khó khăn thường gặp khi trồng cây quýt chủ yếu là do quá lạnh dẫn đến bị đông cứng cành lá. Đặc biệt là mùa đông năm 1977, xảy ra trận rét đậm toàn quốc, đa số các cây quýt của cả nước đều bị chết lạnh, 72,3% số lượng cây quýt của tám tỉnh và một thành phố đều bị chết vì quá lạnh. Nước ở Thái Hồ tỉnh Giang Tô đông cứng liên tục 7 ngày. Đây là trận rét đậm chưa từng thấy trong gần 50 năm trở, đã làm cho sản lượng quýt giảm đi một nửa.
Thế nhưng mọi người đã phát hiện ra điều bất ngờ, hơn hai mươi bốn mẫu quýt của đảo Trường Hưng Thượng Hải, không những không bị ảnh hưởng bởi giá lạnh, mà ngược lại năng suất còn tăng cao hơn so với mấy năm trước, bình quân sản lượng rất cao đạt 1650kg/mẫu.
Đảo Trường Hưng nằm ở 121041’ kinh đông, 31023’ vĩ bắc, đảo nhỏ này có chiều rộng Nam- Bắc 4000m, chiều dài Đông- Tây 25000m , ba phía xung quanh là sông, phía đông giáp biển, nơi đây có một môi trường địa lý rất độc đáo.
Môi trường địa lý đặc biệt của đảo Trường Hưng và vườn quýt ở Đông Sơn, Thái Hồ, Trung Quốc đã phát hiện có những nét giống nhau. Theo các tài liệu phân tích khí hậu của trung tâm khí tượng thủy văn đối với đảo Trường Hưng và khí hậu khu vực Đông Sơn đã phát hiện ra rằng, nhiệt độ khí hậu thấp nhất ở đảo Trường Hưng so với các huyện thành khác của Thượng Hải là cao hơn 1-2°C. Trong đó, số ngày có nhiệt độ từ -7, -5, -3 và 0°C trở xuống là rất ít. Thông qua tính toán phát hiện, ngày 31/1/1977 nhiệt độ thấp nhất ở đảo Trường Hưng là -6,4°C, cao hơn so với viện nông nghiệp khoa học Thượng Hải là 4,8°C. Đảo Trường Hưng từ năm 1959 trở lại đây chưa hề có nhiệt độ thấp dưới -9 độ C, trong khi đó các thành phố và các huyện khác đã xuất hiện từ 1-4 lần. Bình quân nhiệt độ thấp từ -8°C trở xuống của đảo Trường Hưng là 4,3%, được tính là hai mươi năm mới thấy một lần, các tỉnh huyện khác tỉ lệ lần lượt là 8.7% – 30.4%, 3-4 năm thấy một lần. Nhiệt độ từ -7°C trở xuống ở đảo Trường Hưng mươi năm mới thấy một lần, ở Đông Sơn bốn năm gặp một lần, mà bình quân các huyện khác là 2,3 năm gặp một lần.
Cam quýt có thể trồng ở các nơi hang động và núi non, đây là kết quả của hiệu ứng hồ đảo. Vì thế trong các tư liệu ghi chép đã nói, bốn mặt của các động đều là nước, vì vậy mực nước là kho tàng lớn cất giữ nhiệt lượng lớn, vào mùa hè nhiệt lượng của nước được cất giữ, đến mùa đông nhiệt lượng
này không ngừng phát ra mạnh mẽ, làm mực nước và không khí ở nơi đây ấm hơn. Cho nên nước trên các hồ đảo, và trên các bán đảo, nhiệt độ thường cao hơn một chút.
Giống với quy luật đó, nên đảo Trường Hưng thuộc vào khu vực có khí hậu ấm áp. Nhưng ở Đông Sơn, mỗi khi hồ bị phủ đông, hiệu ứng hồ đảo này bị biến mất toàn bộ, nhiệt lượng thoát ra từ mặt nước bị ngăn chặn lại bởi các bề mặt băng, dẫn đến nguy hại nghiêm trọng cho các cây quýt Đông Sơn. Hơn 800 năm trở lại đây, khu vực Thái Hồ đã xuất hiện tổng cộng hơn hai mươi lần rét đậm rét hại, mà theo tư liệu có được, Thượng Hải gần 500 năm trở lại đây, chưa từng có hiện tượng đóng băng trên mặt sông của đảo Trường Hưng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu để đảo Trường Hưng được mệnh danh là đất quýt của Thượng Hải.