Vì sao nơi mà các con sông lớn đổ ra biển thường có Vùng châu thổ?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trước hết, tôi sẽ đưa ra cho các bạn một con số: mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 tỷ m3 phù sa ở các dòng sông đổ ra biển.

Có nhiều cách để các con sông mang phù sa ra biển, những hạt nhỏ xíu này trôi lơ lửng trong nước, giống như tinh bột lơ lửng trong nước cơm vậy, nó di chuyển theo dòng chảy của nước; hạt to thì men theo bờ sông trôi xuống hạ lưu. Những hạt phù sa trôi theo dòng nước từ thượng lưu xuống hạ lưu, do lòng sông ở khu vực hạ lưu ngày càng được mở rộng, nên tốc độ dòng chảy ngày càng chậm lại, khả năng vận chuyển thấp, do vậy lượng phù sa không ngừng tích tụ; khi các con sông này đổ ra biển, dòng nước bị phân tán, tốc độ dòng chảy đột nhiên giảm, lại thêm việc nước hồ thỉnh thoảng cũng đổ vào, có tác dụng làm cản trở nước sông, đặc biệt là trong nước biển có hoà tan rất nhiều ion có tính điện ly mạnh của natri clorua (muối ăn), nó sản xuất ra một lượng lớn ion, có thể khiến cho các hạt phù sa trôi lơ lửng trong nước lắng xuống đáy. Lượng phù sa tích tụ ngày một nhiều, cuối cùng sẽ lộ ra khỏi mặt nước, nên dòng nước chỉ có thể chảy vòng qua hai cạnh bên của bãi đất. Phần tiếp xúc với mặt nước của bãi đất thì chịu sự tác động trực tiếp của dòng nước, không ngừng bị nước xâm thực, thường tạo thành hình chóp, trong khi mặt sau của nước thì tương đối lớn, do đó bãi biển trở thành một hình “”. Mọi người đặt tên cho nó là “Vùng châu thổ”. Nhưng có những bãi đất do điều kiện dòng chảy không giống nhau, cho nên không nhất thiết sẽ là hình “”.

Trên thế giới có một số con sông lớn như sông Trường Giang, Hoàng Hà, sông Mississippi, sông Volga, sông Hằng, sông Nile… Ở khu vực cửa sông nơi nước đổ ra biển đều có vùng châu thổ với diện tích rất lớn.

Nhưng cũng có một số cửa sông nơi đổ nước ra biển không hình thành vùng châu thổ. Cửa sông Tiền Đường của Trung Quốc không có vùng châu thổ, bởi vì lượng phù sa có trong nước sông Tiền Đường khá ít ỏi, hơn nữa cửa sông có hình phễu, rất rộng. Đồng thời, ở đây còn có những đợt thuỷ triều mạnh, cửa sông hình phễu còn chịu tác động của việc dời non lấp biển, sức bào mòn lớn của thuỷ triều, khiến cho phù sa không thể tích tụ lại. Dù vậy nhưng vẫn có một số hạt phù sa may mắn còn sót lại, tích tụ ở cửa sông Tiền Đường, nhưng cũng khó mà tăng cao, chỉ có thể ẩn dưới mặt nước hình thành một vùng đất trũng. Cho nên cửa sông Tiền Đường không thể hình thành vùng châu thổ.

Nhiều khu vực ở giữa sông Trường Giang và Hoàng Hà, đôi khi ở một số phần của dòng sông tốc độ dòng chảy tương đối chậm, cũng có phù sa tích tụ lại tạo thành đất bồi. Ví dụ có một số chướng ngại vật cản trở dòng chảy, lúc đó cát sỏi sẽ lắng xuống dưới, hình thành bãi đất, sau khi bãi đất được hình thành, dòng chảy ở đó lại càng bị cản trở, vì vậy phù sa tích tụ lại ngày càng nhiều, khiến cho bãi đất càng tích tụ càng lớn; việc bãi đất lớn được hình thành do sự bồi đắp và liên kết giữa những bãi đất nhỏ với nhau cũng đã xuất hiện ở khu vực giữa sông Trường Giang với Hoàng Hà. Lúc mới đầu, chỉ xuất hiện khi nước cạn, trải qua nhiều diễn biến trong thời gian dài, nó còn có thể trở thành những hòn đảo không bị nước nhấn chìm hàng năm. Nhưng cũng có thể do dòng nước làm xói mòn mà biến mất, sự hoạt động của các dòng chảy ở nơi này cũng như nơi khác đều có liên quan đến sự chuyển động của vỏ Trái Đất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ