Sân bay phần nhiều xây dựng ở ngoại ô thành phố. Ở đó đất rộng, dân cư thưa thớt, tầm nhìn bao la, hơn nữa nó gắn liền với hệ thống giao thông thành phố. Nhưng mấy năm gần đây trên thế giới nhiều nước phát triển đã xây dựng sân bay trên biển. Ví dụ Mỹ có sân bay Laquatia ở New York, Nhật Bản có sân bay Shangxi, Singapore có sân bay Zhangyi… tất cả đều là những sân bay nổi tiếng trên biển. Theo thống kê chưa đầy đủ thì những sân bay đang xây dựng hoặc đã có kế hoạch xây dựng trên biển là hơn 40 cái.
Vì sao người ta lại xây dựng sân bay trên biển? Như ta đã biết, xây dựng một sân bay hiện đại chiếm rất nhiều đất. Chỉ nói đến đường băng cho máy bay hạng nặng lên xuống đã dài 4 km. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, thì việc mở rộng hoặc xây dựng sân bay mới đang ngày càng tăng nhanh, khiến cho nhiều thành phố duyên hải gặp khó khăn về đất, giá đất hằng năm tăng cao. Do đó nhiều nước xây dựng sân bay trên biển để tiết kiệm đất. Xây dựng sân bay trên biển có rất nhiều ưu điểm. Trước hết tiết kiệm được một diện tích lớn trên đất liền. Nói chung xây dựng sân bay trên biển, phí xây dựng nhân công đào đắp thấp. Theo tính toán của chuyên gia Mỹ, phí xây dựng sân bay trên biển thấp hơn rất nhiều so với xây dựng sân bay trên đất liền, có thể giảm giá thành rất nhiều. Thứ hai là xây dựng sân bay trên biển tránh được tiếng ồn vì nó nằm xa khu dân cư. Thứ ba là chung quanh sân bay trên biển không có nhà cao tầng, tầm nhìn thoáng đãng, nâng cao an toàn khi cất, hạ cánh.
Sân bay trên biển có tác dụng: đắp đất, xây bao vây biển, đóng cọc và tàu nổi. Dạng đắp đất là dùng một lượng lớn đất đá trên lục địa để lấp biển. Trước hết đắp đảo nổi rồi xây dựng sân bay trên đó. Sân bay Shangxi của Nhật thuộc dạng này. Dạng đắp đê vây biển là trước hết xây dựng đê để vây một vùng biển, sau đó hút cạn nước, cuối cùng xây dựng sân bay trên đáy biển. Dạng này giá thành tuy rẻ nhưng nếu vỡ đê thì hậu quả khôn lường, do đó đang trong ý đồ ấp ủ. Dạng sân bay đóng cọc là trước hết đóng các cọc thép xuống biển, sàn sân bay nằm trên những cọc thép này, ví dụ sân bay Laquatia ở New york của Mỹ. Dạng sân bay tàu nổi là loại mới nhất, nó nổi trên mặt biển. Toàn bộ sân bay dùng hệ thống mỏ neo cố định. So với loại đắp đảo thì có thể tiết kiệm được 40% vốn đầu tư, còn có thể rút ngắn 70% thời gian xây dựng nên có tiền đồ phát triển tốt, nhưng kĩ thuật công trình rất khó. Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng loại sân bay này.