“Đồ gốm là đồ dùng phổ biến cho mọi gia đình. Trên bề mặt đồ gốm thường có nhiều hình vẽ hoa văn khác nhau. Thông thường màu sắc trên gốm không hoà tan vào nước, không thể rửa sạch bằng nước. Thế nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ.
Màu sắc trên đồ gốm sứ phần lớn là do các oxit kim loại tạo ra. Chúng không tan trong nước, rất bền đối với các tác nhân hoá học. Với đa số các đồ gốm sứ, trước hết người ta dùng chất màu vẽ lên các phôi gốm sứ, sau đó phủ men, đưa vào nung trong lò ở nhiệt độ cần thiết. Loại đồ gốm sứ này được gọi gốm màu dưới men tức màu của đồ gốm được bao phủ dưới một lớp men (bên trong men). Ví dụ đồ gốm men xanh: bát men xanh, màu xanh được phủ kín dưới một lớp men. Với loại đồ gốm sứ này, lớp men phủ ở bên ngoài mặt rất bền, nên khi chúng ta sử dụng dù có rửa bao nhiêu lần màu không hề bị nhạt đi. Do vậy các đồ gốm sứ có màu dưới men dù có qua sử dụng hàng trăm năm, hàng ngàn năm, các nét vẽ trên bề mặt đồ gốm sứ vẫn tươi nguyên, đẹp mắt.
Một loại gốm sứ khác, chất màu được vẽ lên trên phôi đã phủ men trắng đã qua nung. Sau khi vẽ bằng chất màu lại đem sấy trong lò có nhiệt độ thấp, loại đồ gốm này được gọi là gốm “”màu trên men””. Loại gốm sứ màu trên men, chất màu chỉ ở mặt ngoài nên dễ dàng chịu tác dụng của các tác nhân hoá học (như dung dịch axit, dung dịch kiềm, dung dịch các chất tẩy rửa) làm cho nhạt màu hoặc làm thay đổi màu. Ngoài ra khi dùng bột đánh bóng, bột làm sạch chà xát mạnh cũng làm cho một phần chất màu bị mài mòn. Còn có một số đồ gốm “”mạ bạc””, “”mạ vàng””, cũng như các nét vẽ bằng sơn màu thì khi qua sử dụng một số năm, thậm chí một số tháng, màu có thể bị nhạt dần dần hoặc bị đánh sạch. Đó là do chất màu chỉ được phủ lên mặt ngoài của đồ gốm sứ, độ bám của chất màu lên bề mặt lại không lớn nên khi bị chà xát dễ bị đánh sạch.”
Hướng dẫn cho em cách tẩy khi bị dính xốp màu (làm đồ dùng cho trẻ mầm non) trên máy ép tóc vlvldo (chất liệu gốm) cảm ơn các anh chị nhiều nhé
Xin cho biết cách làm nhạt (lợt) màu hoa văn xanh trên sứ ?