Vì sao khi mở nắp bình nước ga lại có nhiều bóng khí thoát ra?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Để giải đáp câu hỏi này trước hết xin giới thiệu một chút về nước có ga.

Thực sự thì nước có ga và nước ngọt không khác nhau nhiều lắm, chỉ có điều là nước có ga có chứa nhiều khí cacbon đioxit hơn một chút. Cacbon đioxit là chất khí tự hoà lẫn với không khí và bay đi khắp nơi. Trong các xưởng sản xuất nước có ga, người ta dùng cách tăng áp suất để cưỡng bức cacbon đioxit hoà tan nhiều hơn vào nước. Sau khi nạp vào bình đóng kín lại là có được nước có ga.

Khi uống nước có ga, bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài bình thấp hơn, cacbon đioxit như chim sổ lồng, thi nhau thoát ra ngoài bầu trời tự do – đi vào không khí. Vì thế từ nước sẽ thoát ra nhiều bóng khí.

Vào mùa hè chúng ta thích uống nước ga ướp lạnh. Nước lạnh có ga không chỉ làm mát mẻ, giải nhiệt do lạnh mà còn liên quan đến một hiện tượng vật lý khác; nhiệt độ càng thấp thì chất khí hoà tan vào nước càng nhiều. Lấy cacbon đioxit làm ví dụ, ở áp suất 1013 pascan (áp suất khí quyển), ở nhiệt độ 0°C, một thể tích nước hoà tan được 1,71 thể tích cacbon đioxit. Còn ở 20°C, 1 thể tích nước hoà tan 0,88 thể tích khí cacbon đioxit, nghĩa là chỉ gần bằng một nửa. Nước làm sạch có nhiệt độ thấp nên cacbon đioxit hoà tan nhiều, khó thoát ra ngoài, khi uống nước ta có cảm giác bóng khí thoát ra nhiều.

Khi ta uống nước có ga, dạ dày không hề hấp thụ cacbon đioxit. Trong dạ dày nhiệt độ lại cao, cacbon đioxit nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài và nhờ vậy sẽ mang đi bớt nhiệt lượng làm cho người ta cảm thấy mát mẻ. Ngoài ra khí cacbon đioxit còn có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày, làm tăng cường quá trình tiết dịch vị, hỗ trợ cho tiêu hoá.

Để uống nước ngon hơn và cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thường người ta cho thêm vào nước có ga ít đường, ít hương liệu như hương chanh, hương cam làm cho vị nước đậm đà hơn. Ngày nay loại thức uống có nạp thêm ga rất phong phú, ngày càng có nhiều chủng loại: có loại đựng trong chai, có loại đóng thành hộp. Có loại không màu, trong suốt, có loại có màu nâu (như cocacola), trông bên ngoài giống như bia, bên trong toát ra nhiều hương liệu, nạp nhiều khí cacbon đioxit.

Có điều thú vị là thiên nhiên cũng chế tạo “nước có ga”. Bên cạnh các núi lửa, có nơi từ lòng đất, nước được phun ra hình thành suối nước nóng. Vì ở dưới đất có áp lực cao, khiến cho có nhiều chất khí như hyđro sunfua, cacbon đioxit… hoà tan nhiều vào nước. Khi nước từ dưới đất phun lên, cũng giống như ta mở nắp bình khí có ga thường trào nhiều bọt trắng và phun ra khí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ