Vì sao lại có loại giấy đốt không cháy?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Người ta thường nói “dễ cháy như giấy”” để chỉ tính dễ cháy của giấy. Khi gặp lửa, giấy sẽ bị cháy thiêu.

Nhưng lại cũng có loại giấy có tính năng đặc biệt dù có đem đốt cũng không cháy mà chỉ bị lụi dần. Lại có loại giấy khi đem trùm lên lò lửa đương cháy rừng rực, sờ tay vào cũng không hề thấy nóng, không gây bỏng tay. Nếu để lên trên giấy một bình nước đun mãi vẫn không thấy sôi, đây là loại giấy bền với lửa, lại cách nhiệt, có thể dùng làm các tấm bìa chống cháy.

Nguyên liệu để sản xuất giấy thường dùng là loại thực vật có sợi. Các loại sợi thực vật là những hợp chất hữu cơ rất dễ cháy. Loại giấy chịu được lửa được sản xuất từ sợi amiăng, sợi thuỷ tinh. Thành phần chủ yếu của sợi thủy tinh là silic đioxit, đây là loại hợp chất không hề bị cháy. Tấm bìa cách nhiệt được sản xuất bằng ziriconi và ziriconi đioxit. Các loại sợi này có điểm nóng chảy rất cao, lửa không đốt cháy được. Nói chung nếu dùng loại giấy sản xuất bằng 100% silic đioxit có thể chịu nhiệt độ cao đến 500 – 700°C, dùng ziriconi silicat sản xuất có thể chịu đến nhiệt độ 1200 – 1300°C, còn nếu dùng ziriconi đioxit thì giấy có thể chịu được nhiệt độ 2500°C. Do sự phát triển của ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ, người ta sử dụng các loại giấy này trong các tên lửa, vệ tinh nhân tạo, trong các con tàu vũ trụ, để chế tạo các hệ thống cách nhiệt nhiều lớp, cách ly các nguồn nhiệt khỏi các vật liệu dễ cháy.

Ngoài ra khi tẩm giấy thường bằng các muối photphat hoặc halogenua cũng tạo được giấy cách nhiệt. Người ta ngâm giấy hoặc bìa thường vào dung dịch chất cách nhiệt (muối photphat hoặc halogenua) đem sấy khô ta cũng thu được loại vật liệu có tác dụng phòng hoả. Khi xử lý giấy với dung dịch este polyphotphoric thì khi gặp lửa sẽ hình thành thể thuỷ tinh và giấy sẽ không bị cháy. Với loại giấy được xử lý với các chất phòng hoả người ta có thể dùng để dán tường cũng có tác dụng chống cháy và cách nhiệt.

Với loại giấy viết thường đem xử lý với chất phòng hoả có thể dùng để in các văn kiện lưu trữ. Để mỗi khi tiếp xúc với lửa, văn kiện cũng không kịp bị cháy mất.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ