Tại sao cá ở trong nước có thể bắt côn trùng trên đất liền?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trong những dòng sông nhỏ ở Đông Nam á và Australia thường có thể nhìn thấy một loại cá nhỏ màu sắc rực rỡ, đặc biệt là thích bơi qua bơi lại trong đám cỏ nước, đó chính là cá xạ thuỷ (cá bắn nước) – được gọi là “tay súng thiện xạ” trong giới động vật.

Bên các dòng suối, con sông nhỏ mà cá xạ thuỷ sinh sống thường có các loại côn trùng bay lướt qua trên mặt nước, ví dụ ruồi và muỗi thành đàn, hoặc chuồn chuồn bay lượn đơn độc…

Thỉnh thoảng những con côn trùng này sẽ bay đến nghỉ ngơi trong giây lát trên những cọng lá cỏ nước ở trên mặt nước, nhưng khoảnh khắc này chính là lúc nguy hiểm nhất của chúng. Bởi vì, trong vùng nước ở đây có không ít cá xạ thuỷ, một khi chúng phát hiện ra mục tiêu ở trên mặt nước thì sẽ nhanh chóng bơi lại gần, nhọn miệng lên, bắn về phía côn trùng một luồng “đạn nước”, hầu như trăm phát trăm trúng.

Kĩ năng bắn của cá xạ thuỷ rất cao siêu, trong khoảng cách khoảng 1 m, đạn nước bắn ra đều có thể trúng mục tiêu. Sau khi côn trùng bị bắn trúng, giống như người đột ngột bị đập một nhát búa, trở tay không kịp rơi xuống nước, lập tức bị cá xạ thuỷ đợi sẵn ở mặt nước nuốt vào miệng.

Tại sao cá xạ thuỷ lại có cách bắt mồi kì diệu như vậy? Nguyên nhân là ở trong khoang miệng của cá xạ thuỷ có cấu tạo hình rãnh, khi lưỡi ép chặt lại, hình thành một ống bắn. Khi lưỡi đẩy mạnh lên trên, thì nước ở phần trước của ống bắn biến thành đạn nước, bắn rất nhanh ra ngoài.

Do cá xạ thuỷ có tập tính thú vị như vậy, chúng trở thành đối tượng mà người nuôi cá rất thích. Cá xạ thuỷ được dùng để nuôi cảnh, tuy sống ở trong chậu cá thuỷ tinh nhưng bản chất vẫn được giữ nguyên. Thỉnh thoảng, khi có người cúi đầu xuống chậu cá muốn xem tỉ mỉ một chút, cá xạ thuỷ cũng sẽ không hề khách khí nhằm trúng một vị trí nào đó của đầu bắn đạn nước ra, làm cho mặt của người đó đầy nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ