Tại sao chuồn chuồn phải “đạp nước”?

“””Chuồn chuồn đạp nước chầm chậm bay”” là câu thơ cổ của Trung Quốc, có thể thấy rằng hiện tượng chuồn chuồn đạp nước đã được mọi người sớm chú ý đến. Nhưng rốt cuộc thì chuồn chuồn vì sao phải đạp nước? Người xưa không trả lời được.

Hoá ra chuồn chuồn không giống với nhiều côn trùng khác, trứng được nở ra trong nước, lúc nhỏ sống trong nước. Hình dáng của ấu trùng giống như chuồn chuồn mà chúng ta thường thấy, tuy có 3 đôi chân nhưng lại không có cánh để bay. Môi dưới của nó rất dài, có thể cong duỗi, đoạn đầu có kìm đã trở thành công cụ bắt mồi. Khi nghỉ ngơi, môi dưới có thể gập cong che kín toàn bộ miệng lại. Các loại ấu trùng như loài phù du hoặc loài côn trùng hút nhựa cây… ở trong ao là thực phẩm chính của nó. Loại ấu trùng của chuồn chuồn, chúng ta gọi nó là “”ấu trùng sống dưới nước””. Sau khi ấu trùng sống dưới nước trưởng thành chúng từ trên bèo rong nhảy ra khỏi mặt nước, lột xác biến thành chuồn chuồn. Do vậy, đôi khi chúng ta nhìn thấy nó đậu ở ven sông hay trên mặt ao, chốc chốc lại bay thấp chấm đuôi trong nước, trên thực tế, kiểu “”đạp nước”” này chính là động tác đẻ trứng của chuồn chuồn.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ