Động vật trút giận như thế nào?

“Khi hai động vật không quen biết nhau hoặc sớm đã có “”thù hận”” với nhau, thường sẽ có thái độ đối với kẻ địch, thái độ này từ doạ dẫm dần dần phát triển thành tấn công, vẻ mặt trở nên hung dữ. Song có khi chúng sẽ đưa ra một số động tác kì lạ, chuyển thái độ phẫn nộ được tích trữ trong lòng lên kẻ thứ ba không hề có liên quan. Đó chính là “”hành vi thay đổi”” của động vật, còn gọi là “”hành vi giận cá chém thớt””.

Ví dụ có một loài hải âu, khi hai con đều bị kích thích tấn công lẫn nhau, trong đó một con sẽ chuyển sang tấn công mục tiêu bay bên cạnh mình, ngoài ra còn mổ cỏ một cách rất tức tối. Đó chính là cách hải âu chuyển sự phẫn nộ bị kìm nén trong lòng trút lên cỏ mà không có liên quan gì đến mình. Chim công ở Châu úc khi yêu đương hoặc khi tranh đấu sẽ xuất hiện những hành vi thay đổi với nhiều kiểu như chải lông, vươn vai, lắc mình, gãi gãi đầu, ngáp, ngủ gật, lấy thức ăn, xây tổ… Khi hai con căngguru lớn đánh nhau, do trong lòng xuất hiện tâm trạng phức tạp, có khi chúng đột ngột dừng đánh nhau, hành vi thay đổi được thể hiện ra giống như đang chải lông trên người. Khi mèo tấn công con mồi có thể đột ngột dừng lại để liếm cơ thể. Một con cá hung hãn khi doạ nạt các loài cá khác cũng sẽ đột ngột dùng mồm để đào cát hoặc trong lúc tuyệt vọng sẽ xuất hiện hành vi thay đổi như mở to mồm.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ