Tại sao khi dơi ngủ lại treo ngược thân lên?

Khi đi vào một hang núi lớn hiếm có vết chân người, ta thường phát hiện trên đỉnh vách hang treo hàng trăm con dơi. Hang núi lớn này chính là nơi dơi thích cư trú nhất.

Rất nhiều con dơi còn thích sống ở trong nhà bỏ hoang hoặc dưới mái hiên nhà, khi chúng nghỉ ngơi hoặc ngủ, luôn treo ngược mình lên, đầu chúc xuống phía dưới, dùng vuốt của hai chi sau móc vào khe. Nếu khi chúng ta bắt một con dơi đặt xuống đất, thì có thể thấy nó sẽ dùng vuốt của ngón thứ nhất chi trước và năm ngón của chi sau bò lê lết, cho đến khi trèo lên được một cây gỗ thẳng đứng hoặc trên vách tường rồi từ đó mới bắt đầu giăng cánh bay tiếp. Nếu đặt dơi vào một cái sọt bằng sợi thép, nó sẽ trèo lên xung quanh sọt giống như con khỉ vậy, cuối cùng lên đến đỉnh sọt thì treo ngược mình lên trên đó. Tại sao dơi không nằm phủ phục xuống hoặc nằm nghỉ ngơi mà lại treo ngược mình lên như vậy?

Điều này phải phân tích từ cấu tạo cơ thể, phương thức hoạt động và thói quen sinh sống của loài dơi. Chúng ta biết rằng, dơi là một loài thú duy nhất có thể bay được thực sự, có màng cánh vừa to vừa rộng. Chân sau của dơi vừa ngắn vừa nhỏ và còn được nối liền với màng cánh. Khi dơi rơi xuống mặt đất, chỉ có thể nằm phủ phục trên mặt đất, thân màng cánh đầu dán trên mặt đất, không thể đứng lên hoặc đi lại được, cũng không thể giang rộng màng cánh bay lên được, chỉ có thể bò rất chậm chạp, không linh hoạt.

Nếu dơi trèo lên chỗ cao treo ngược mình lên, khi gặp nguy hiểm thì có thể kịp thời giang rộng màng cánh bay lên, hoặc nhờ cơ hội rơi xuống để cất cánh bay lên rất nhanh. Ngoài ra, khi mùa đông đến, dơi cũng có tư thế treo ngược mình lên để ngủ đông, như vậy có thể giảm bớt được sự tiếp xúc với đỉnh hang lạnh giá. Hoặc có một số con dơi có thể vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông mềm mọc dày trên mình nó có thể có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh ở bên ngoài. Đương nhiên, treo ngược mình trên đỉnh hang so với dừng chân ở nơi khác được an toàn hơn nhiều. Thói quen sinh sống này và bản năng phòng vệ của dơi đều là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của động vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ