Chúng ta thường nói: rồng cuốn hổ ngồi; long phượng hiện hình; dường như trên Trái Đất đúng là đã từng xuất hiện loại động vật này, nhưng những nhà khảo cổ học thì cho rằng trên thực tế rồng chỉ là một loài động vật do con người tưởng tượng ra. Không chỉ ở Trung Quốc, phương Đông mà ở cả phương Tây cũng nói có rồng, nếu không thì trong tiếng Anh sẽ chẳng có từ “dragon” này. Vậy thì, rút cục loài động vật chỉ có trong truyền thuyết này đến từ đâu?
Nhìn từ tranh ảnh các loài, rồng giống như một loài động vật bò sát. Trong chữ viết tượng hình thời Ân Thương, chữ “rồng” chẳng qua là chữ “rắn” thêm sừng ở trên đầu mà thôi, cho nên nguyên hình của rồng có thể là rắn. Vậy thì, tại sao người ta không trực tiếp lấy rắn ra làm biểu tượng của uy lực mà lại phải tưởng tượng ra rồng nhỉ?
Hoá ra, bối cảnh tạo nên rồng – động vật to lớn này chính là vùng sông ngòi phát triển. Thời cổ đại, do khoa học kĩ thuật lạc hậu, công trình thuỷ lợi chưa phát triển, như sông Hoàng Hà của Trung Quốc, sông Euphrates, sông Tigris ở Tây á thường xuyên xảy ra nạn lũ lụt, những người mê tín cho rằng con người đã xúc phạm đến thần linh dẫn tới sự trừng phạt của các đấng tối cao. Lúc này, con rắn bé nhỏ hiển nhiên không thể thoả mãn được trí tưởng tượng của con người, thế là họ bèn lấy hình tượng rắn thường xuất hiện dưới nước làm mô hình sáng tạo ra rồng với uy lực phi thường1.
Thực ra ở một số nước, rắn trực tiếp được lấy làm biểu tượng và được mọi người tôn kính ngưỡng mộ. Như ấn Độ, nước láng giềng của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn sùng bái loài rắn, trong đó nguyên nhân sâu xa có thể là bởi vì ấn Độ có loài rắn hổ mang to vô địch trong vương quốc của loài rắn. Loài rắn này đến voi cũng phải sợ. Người ấn Độ đương nhiên chẳng cần tốn công tạo ra một loài động vật chập chờn hư ảo, rắn chính là biểu tượng cao nhất của họ, do vậy cho dù là rắn thần, tượng trưng của vương quyền, trên thực tế chính là hình dáng của vua rắn hổ mang.