Tại sao có lúc sư tử lớn muốn ăn sư tử con?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Khi các nhà khoa học tiến hành khảo sát giới động vật trên thảo nguyên Châu Phi đã phát hiện một hiện tượng không thể chối cãi là những con sư tử được mệnh danh là “bá chủ của động vật Châu Phi”, thì tỉ lệ tử vong của sư tử con lên tới 80%. Đây là con số làm kinh động lòng người. Bởi vì sư tử trên cánh đồng Châu Phi được coi là chúa của muôn loài không hề có địch thủ, chỉ trừ con người ra, không có mãnh thú hung dữ nào có thể gây tổn hại đến sư tử. Vậy tại sao có nhiều sư tử con chưa kịp trưởng thành đã vội chết “yểu”? Các nhà khoa học sau khi quan sát một thời gian dài cuối cùng đã phát hiện được “bí mật”. Đó là sự đối đãi tàn nhẫn của những con sư tử trưởng thành với những con sư tử con. Có lúc chúng không cho sư tử con ăn hoặc đuổi sư tử con ra khỏi bầy làm cho lũ sư tử con trở thành “những đứa trẻ” lưu lạc không nơi cư trú, gặp đói, gặp rét và trở thành những miếng mồi cho những mãnh thú hung dữ khác.

Cho dù cùng chung sống trong một bầy thì những con sư tử trưởng thành cũng không sống cùng những con sư tử nhỏ, coi như đôi bên không có quan hệ cốt nhục. Nhất là trong những lúc mồi ăn khan hiếm, sư tử mẹ còn xé xác sư tử con để ăn cho đỡ đói. Có không ít những con sư tử trong lúc đói đã nuốt chửng những con sư tử con. Theo thống kê, trong thế giới sư tử con hoang dã có khoảng 1/5 bị sư tử lớn ăn thịt.

Có người nói sư tử lớn ăn sư tử con giống như bố mẹ giết con cái, là một hành vi thiếu đạo đức. Nhưng trong con mắt các nhà khoa học, đây là “biện pháp” bắt buộc để cân bằng hệ sinh thái. Bởi vì sư tử con lớn rất nhanh, chỉ 5 – 6 tuổi là trưởng thành và có thể cho ra nhiều thế hệ sư tử con khác. Nếu sư tử bố mẹ không ăn một bộ phận sư tử con thì sẽ tạo thành sự “tăng dân số” mà động vật ăn cỏ trên thảo nguyên dẫu có nhiều cũng sẽ làm cho thức ăn của họ nhà sư tử thiếu trầm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh tồn của cả bầy đàn nhà sư tử.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ